Rung nhĩ (Afib) có tên Tiếng Anh đầy đủ là Atrial fibrillation. Đây là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Việc phòng tránh rung nhĩ vào mùa hè rất quan trọng do áp lực tim phải chịu vào mùa hè là rất lớn và nguy cơ đột quỵ, say nắng và thậm chí là tử vong do rối loạn nhịp tim vào mùa hè là rất cao (theo Mayo Clinic).
Theo các thống kê, rung nhĩ (rung tâm nhĩ) chiếm khoảng 25% những trường hợp đột quỵ não, điều này tương ứng với khoảng hơn một trăm nghìn ca nhồi máu não mỗi năm.
Khi nút xoang đánh mất vai trò làm chủ nhịp do có sự xuất hiện của những ổ phát nhịp tự phát nào đó nằm ở hai buồng nhĩ thì rung tâm nhĩ xuất hiện. Sở dĩ được gọi là rung nhĩ là do hoạt động co bóp phát nhịp mà các nhà khoa học quan sát được là rung tâm nhĩ. Những lần co bóp yếu ớt, không đồng bộ với nha và máu lúc này khi được chuyển tới tâm thất không đủ để đem đi nuôi cơ thể.
Điều đầu tiên, hãy tránh ra khỏi nhà vào các thời điểm nhiệt độ cao trong ngày. Khi đó, các tia UV của mặt trời đang ở mức mạnh nhất. Thay vào đó, bạn nên ra khỏi nhà vào sáng sớm hoặc chiều muộn cho các cuộc đi chơi hay đơn giản chỉ là tập thể dục.
Nếu như cần thiết phải ra ngoài vào lúc trời nắng nóng thì đừng quên mặc áo chống nắng và các trang bị cần thiết khác. Sự đốt cháy (sunburn) của mặt trời làm cản trở khả năng hạ nhiệt của cơ thể.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết, một cơ thể được bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp tim bơm máu lên các cơ bắp, cơ quan khác được dễ dàng hơn. Ngược lại, cơ thể bạn bị mất nước, chất lỏng và muối trong máu qua mồ hôi để tự làm mát. Do đó kết quả là nhiệt độ nóng bức khiến bạn rơi vào trạng thái có nguy cơ bị mất nước cao rất nguy hiểm.
"Sự mất nước và muối trong máu có thể trở thành nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim" - PGS.TS tim mạch Smit Vasaiwala, Đại học Y khoa Chicago Stritch ở Maywood, Illinois nói. Đây cũng là yếu tố nguy cơ chính khiến bạn bị rung nhĩ ở nhiệt độ cao.
"Để tránh rối loạn nhịp tim khi trời nóng, điều quan trọng là phải tiếp tục uống, ngay cả khi bạn không cảm thấy khát", Tiến sĩ Vasaiwala nói. "Và đừng quên bổ sung nước đầy đủ khi bạn đi ra ngoài."
Ngay cả khi bạn uống nhiều nước trong khi thực hiện các hoạt động ngoài trời thì tim của bạn vẫn cần phải hoạt động liên tục và chịu áp lực hơn dưới nhiệt độ nắng nóng - đặc biệt là đối với những người bị bệnh tim dạng tiềm ẩn.
"Tăng khối lượng công việc của tim bạn có thể vừa kích hoạt rung nhĩ vừa tăng nguy cơ suy tim sung huyết", Vasaiwala nói. Ngoài đột quỵ, suy tim sung huyết là biến chứng phổ biến khác của rung tâm nhĩ, theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (the National Heart, Lung, and Blood Institute).
Suy tim sung huyết là sự suy yếu dần dần của tim bạn có thể khiến chất lỏng tích tụ trong phổi và chân của bạn. Vì vậy, để an toàn và phòng tránh rung nhĩ, hãy ở bên trong những ngày cực kỳ nóng để tránh nóng càng nhiều càng tốt, Vasaiwala nói.
Đối với một số người thì việc tập thể dục với cường độ cao là nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim. Mặc dù, việc tập thể dục thường xuyên được khuyến khích để có một hệ tim mạch khỏe mạnh.
Tuy nhiên để phòng tránh rung nhĩ thì tập thể dục ngoài trời nóng lại là điều không nên do nguy cơ tạo căng thẳng lên tim.
Theo Cleveland Clinic thì sự căng thẳng khiến nhịp tim bạn tăng lên khi tập thể dục, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Trên thực tế thì khi nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên 1 độ F thì tim bạn sẽ bơm thêm 10 nhịp mỗi phút.
PGS.TS Vasaiwala khuyên, tốt nhất bạn nên tập thể dục trong nhà vào những ngày trời nắng nóng gay gắt nếu như bạn bị bệnh tim.
Mayo Clinic cho rằng, sự kết hợp giữa nhiệt độ cao của cơ thể và mất nước có thể dẫn tới kiệt sức do bị say nóng hoặc say nắng. Các triệu chứng bao gồm chóng mặt, buồn nôn, da đỏ ửng, nhức đầu, nói sảng, nói chậm, da khô (không ra mồ hôi hoặc hơi ra mồ hôi) và nhịp tim nhanh.
Nếu như bạn bị rung nhĩ thì bạn còn có nguy cơ cao hơn.
Một nghiên cứu nhỏ được công bố trực tuyến vào tháng 6 năm 2019 trên tạp chí Heart Asia cho thấy gần một phần tư trong số 50 bệnh nhân say nắng được kiểm tra bị rối loạn nhịp nhĩ. Mặc quần áo dày không thông thoáng có thể khiến nhiệt độ cơ thể của bạn tăng cao hơn so với bình thường.
"Nếu bạn phải ra ngoài trong thời tiết nóng, hãy mặc quần áo nhẹ và tránh ra ngoài vào thời gian nóng nhất trong ngày", PGS.TS Vasaiwala nói. Bên cạnh đó, quần áo nhẹ và thoáng khí sẽ giúp cơ thể bạn thoát nhiệt tốt hơn.
Để phòng tránh rung nhĩ thì tránh đồ uống có cồn là điều cần thiết. Rượu bia có chứa các chất gây lợi tiểu. Có nghĩa là, bạn sẽ cảm thấy buồn đi tiểu tiện nhiều hơn và điều này trở thành nguyên nhân gây mất nước - kể cả lúc đó bạn có đang uống thêm nước hay không.
Do vậy, vì lý do này mà đồ uống có cồn gây ra những nguy cơ không nhỏ đối với sức khỏe tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức của mùa hè. Bên cạnh đó, theo Mayo Clinic, đồ uống có cồn cũng tác động tới khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt của bạn.
Theo PGS.TS Vasaiwala, nếu như bạn bị rung nhĩ và đang có dự định ra ngoài khi trời đang rất nóng, bạn nên có những chuẩn bị riêng cho trường hợp xấu nhất. Hãy chắc chắc rằng những người mà bạn đang ở cùng nắm bắt được hết các dấu hiệu kiệt sức do nhiệt và dấu hiệu một người bị rung nhĩ là như thế nào. Từ đó, họ sẽ có các biện pháp ứng phó thích hợp.
Ngoài ra, theo AHA thì dấu hiệu rung nhĩ phổ biến và nổi bật nhất là đánh trống ngực. Do vậy, để phòng tránh rung nhĩ hiệu quả thì nếu như bạn cảm thấy mình bắt đầu bị đánh trống ngực hay dấu hiệu bị kiệt sức do nóng thì cần cởi bớt quần áo và làm mát cơ thể bằng khăn ẩm ngay lập tức.
Trong trường hợp bị nôn và tức ngực kèm khó thở thì hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, PGS.TS Vasaiwala nói.
Nhiệt độ ngoài trời và độ ẩm là hai chỉ số mà người muốn phòng tránh rung nhĩ cần quan tâm. Theo Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh, cơ thể con người tiết ra mồ hôi một cách tự nhiên khi thân nhiệt tăng.
Thông thường, mồ hôi sẽ bay hơi khỏi da để làm mát. Nhưng khi độ ẩm cao, mồ hôi không thể bay hơi một cách hiệu quả, cản trở quá trình là mát của cơ thể. Ngoài ra, bạn cần thận trọng khi chỉ số nhiệt đạt trên 80 độ F (tương đương với 26.66667℃).
Tác giả: Chris Iliades, MD
Đánh giá về mặt y tế: Michael Cutler, DO, TS
Nguồn dịch: https://www.everydayhealth.com/atrial-fibrillation/living-with/tips-for-atrial-fibrillation-and-summer-heart-health/