Theo khuyến nghị, lượng kẽm cần thiết cho một người trưởng thành là khoảng 40mg/ ngày. Khi lượng kẽm bổ sung vượt qua con số này thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa kẽm.
Cơ thể thừa kẽm có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cùng tìm hiểu thêm về các triệu chứng và bệnh lý thường gặp phải do cơ thể thừa kẽm trong bài viết sau đây.
Kẽm là một loại khoáng chất có tác dụng hiệu quả trong phòng chống cảm lạnh. Do đó, nó thường được sử dụng để điều chế các loại thuốc điều trị cảm lạnh. Trong một số loại thuốc cảm lạnh, hàm lượng kẽm có thể lên đến 225mg. Vì vậy, khi lạm dụng các loại thuốc này, người sử dụng thường có cảm giác buồn nôn. Đó được xem là một dấu hiệu của việc cơ thể thừa kẽm do dùng thuốc quá liều.
Nôn là hiện tượng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ bớt lượng kẽm dư thừa. Tuy nhiên, không phải lúc nào lượng kẽm thừa cũng sẽ được loại bỏ hết nhờ cách này. Do đó, nếu nghi ngờ buồn nôn do cơ thể thừa kẽm, bạn nên đến các cơ sở y tế để tránh biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, trong một số trường hợp, buồn nôn sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như đau đầu và ợ nóng.
Đau bụng, tiêu chảy, táo bón là những vấn đề thường gặp do cơ thể hấp thụ quá nhiều kẽm. Trong một vài trường hợp, việc dư thừa kẽm còn có thể gây ra tình trạng chảy máu đường ruột.
Lượng kẽm dư thừa này phần lớn được hấp thụ thông qua các loại thuốc chứa nhiều kẽm. Ngoài ra, các loại hoá chất tẩy rửa, đồ gia dụng cũng có thể gây ra ngộ độc kẽm. Bởi trong các vật dụng và hoá chất này thường chứa một lượng kẽm clorua khá lớn.
Sử dụng một lượng kẽm lớn hơn nhu cầu hàng ngày có thể gây ra các triệu chứng giống với bệnh cúm. Các triệu chứng thường gặp nhất do cơ thể thừa kẽm là nhức đầu, ớn lạnh, ho… Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện do sự thiếu hụt hoặc ngộ độc một số khoáng chất khác. Do đó, để chắc chắn, bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra.
Kẽm thường được biết đến với vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể thừa kẽm, các phản ứng của hệ miễn dịch lại trở nên rối loạn. Cụ thể, lượng kẽm dư thừa sẽ làm cho chức năng của tế bào ảnh hưởng và suy yếu. Chính điều này cũng sẽ khiến quá trình phản ứng của miễn dịch bị gián đoạn. Do đó, các mầm bệnh sẽ phát triển nhanh và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn.
HDL là một loại cholesterol tốt cho cơ thể. Nó có nhiệm vụ làm giảm nguy cơ tim mạch và góp phần ngăn chặn xơ vữa động mạch. HDL sẽ có xu hướng giảm xuống khi bạn bổ sung quá 50 mg kẽm mỗi ngày. Đồng thời, khi HDL giảm, một loại cholesterol xấu khác có tên là LDL sẽ tăng lên. Cả 2 yếu tố này đều là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Cùng với kẽm, đồng là chất sẽ được hấp thụ vào ruột non của con người. Dù vậy, 2 chất này lại có xu hướng cạnh tranh với nhau để được ruột non hấp thụ. Do đó, khi lượng kẽm trong cơ thể vượt quá 40mg, ruột non sẽ hạn chế tiếp nhận thêm đồng. Tuy nhiên, việc cơ thể kém hấp thụ đồng lại có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt là các căn bệnh như giảm bạch cầu trung tính và thiếu máu nội bào.
Kẽm được chứng minh là chất có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện chức năng sinh dục nam. Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều, kẽm lại tác nhân gây nên căn bệnh sỏi thận. Đồng thời, sỏi thận do cơ thể thừa kẽm lại rất khó để phát hiện. Do đó, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi bệnh đã đến các giai đoạn nghiêm trọng, khó điều trị.
Cơ thể thừa kẽm là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, hãy bổ sung đúng lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày để tránh tình trạng này nhé!