Nhịp tim là số lần tim đập trên mỗi phút. Và nó phụ thuộc vào các yếu tố về tuổi tác, trọng lượng cơ thể, trạng thái hoạt động hay các bệnh lý đã từng mắc phải,...
Mọi người thường nghĩ nhịp tim bình thường là từ 60-100 nhịp/phút. Không ít các chuyên gia tin rằng, tim đập 60-80 nhịp/phút là mức độ khỏe mạnh nhất. Nếu nằm ở ngoài khoảng này rất có thể bạn đang bị rối loạn nhịp tim.
Có nhiều yếu tố khiến nhịp tim nằm ngoài vùng an toàn (Nguồn: internet).
Tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp tim hoạt động tốt hơn. Những người lười vận động hoặc bị béo phì đề có khả năng làm tăng nhịp tim. Đặc biệt, những người bị béo phì, do tim cần hoạt động nhiều hơn để bơm máu tới các bộ phận khác của cơ thể. Khi máu được bơm nhiều hơn cũng đồng nghĩa tim phải đập nhanh hơn bình thường.
Căng thẳng khiến tim hoạt động nhanh và mạnh hơn bình thường. Từ đó rất dễ gây ra nhồi máu cơ tim (Nguồn: internet).
Căng thẳng là một trong những tác nhân quan trọng gây ra hiện tượng nhịp tim cao. Căng thẳng có thể khiến các hormones bị giải phóng trong trạng thái căng thẳng, làm cho tim hoạt động nhanh và mạnh hơn. Nếu liên tục căng thẳng trong một thời gian dài, nhịp tim tăng cao bất thường và rất có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Một số loại thuốc kê đơn có khả năng làm thay đổi nhịp tim của con người. Các thuốc chẹn beta giao cảm có khả năng khiến nhịp tim bị giảm, trong khi các thuốc điều trị và ngăn ngừa bệnh tuyến giáp lại khiến nhịp tim tăng cao.
Các bệnh tuyến giáp như cường giáp và suy giáp cũng ảnh hưởng tới nhịp tim. Trong đó, cường giáp khiến nhịp tim bị rối loạn, tim co bóp lúc mạnh lúc yếu. Từ đó dẫn tới máu trong buồng tim không được giải phóng hết ra ngoài, dần dần tạo thành cục máu đông và gây tai biến mạch não. S
Các chất điện giải giúp tạo ra các xung điện trong tim, giúp tim co bóp, và bơm máu. Chính vì vậy, khi sự căn bằng điện giải trong cơ thể bị xáo trộn có thể gây rối loạn nhịp tim, cụ thể là khiến nhịp tim tăng lên, hoặc giảm đi thất thường.
Hãy cố gắng uống đủ nước và có chế độ ăn lành mạnh để không bị mất cân bằng điện giải (Nguồn: internet).
Để cân bằng điện giải trong cơ thể, bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sinh quá ít hay quá nhiều các khoáng chất như magiê, canxi và kali cũng có thể khiến nhịp tim bị rối loạn.
Các thực uống chứa caffein như cà phê hoặc các đồ uống tăng lực có thể khiến nhịp tim tăng nhanh bất thường. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đến sự thay đổi của cơ thể cũng như không nên sử dụng quá nhiều những loại đồ uống có chứa caffein.
Cafe hay các thức uống chứa caffein cũng là tác nhân gây rối loạn nhịp tim (Nguồn: internet).
Nhịp tim tăng cao cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hướng tới nhịp tim cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.