Vitamin D (calciferol) gồm một nhóm seco-sterol tan trong chất béo, được tìm thấy rất ít trong thức ăn tự nhiên. Vitamin D được quang hợp trong da của động vật có xương sống nhờ tác động bức xạ B của tia tử ngoại.
Vitamin D có nhiều cấu trúc, tuy nhiên, có 2 cấu trúc sinh lý chính là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D2 có nguồn gốc từ men nấm và sterol thực vật, ergosterol, vitamin D3 được tổng hợp từ 7-dehydrocholesterol ở da. Xét theo góc độ dinh dưỡng người, 2 loại này có giá trị sinh lý tương tự nhau.
Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch giúp xương chắc khỏe, phòng chống bệnh tật. Đặc biệt, vai trò của vitamin D còn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, phụ nữ tiền mãn kinh và những người lớn tuổi.
Nhờ có vitamin D mà khả năng hấp thụ canxi và phospho trong cơ thể trở nên hiệu quả hơn, giúp xương chắc khỏe, chống lại tình trạng còi xương, xương xốp, giòn và dễ gãy.
Những nghiên cứu khoa học gần đây nhất đã chỉ ra rằng, việc duy trì mức vitamin D thích hợp có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh đa xơ cứng (MS). Đây là bệnh tự miễn, trong đó cơ thể tấn công não, tủy sống và dây thần kinh thị giác. Ngoài ra, vitamin D cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh này tới 62%,
Vitamin D có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Ngoài ra, vai trò của vitamin D còn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm tỷ lệ tử vong.
Vai trò của vitamin D còn được thể hiện ở việc tổng hợp các protein chuyên chở ở ruột non và tá tràng từ đó giúp canxi di chuyển chủ động hơn qua màng ruột.
Các chuyên gia đã phân tích rằng vitamin D có tác dụng làm giảm tái hấp thu canxi ở ống thận giúp tiểu ra nhiều canxi, ngăn chặn tình trạng sỏi thận. Ngược lại, khi sử dụng vitamin D thường xuyên với liều cao khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý về thận đặc biệt là sỏi thận.
Vai trò của vitamin D còn nằm ở việc phòng ngừa bệnh cảm cúm. Những người có mức Vitamin D dưới 10 nanogram/1 ml máu có nguy cơ bị sốt và cúm cao hơn 40% so với những người có mức Vitamin D trên 30 nanogram.
Chính vì những vai trò của vitamin D rất quan trọng nên mọi người cần chú ý để bổ sung đầy đủ nguồn vitamin này cho cơ thể. Ánh nắng mặt trời chính là nguồn vitamin D tốt nhất. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm giúp bạn tổng hợp vitamin D tốt hơn.
Hầu hết mọi người đều được cung cấp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ tự tổng hợp vitamin D. Màu da càng nhạt thì khả năng hấp thụ vitamin D càng cao và ngược lại.
Những người da trắng chỉ cần 5 - 10 phút phơi nắng mỗi ngày, trong khi những người có làn da tối màu hay người lớn tuổi cần phơi nắng đến 20 - 30 phút/ngày mới tổng hợp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Những lưu ý khi bổ sung vitamin D bằng ánh nắng:
- Để hấp thụ tốt vitamin D, bạn nên để cơ thể tiếp nhận được nhiều ánh nắng nhất bằng cách tăng diện tích phần cơ thể được tiếp xúc với nắng.
- Đừng sử dụng kem chống nắng khi phơi nắng vào buổi sáng sớm, điều này sẽ ngăn cản quá trình tổng hợp vitamin D của cơ thể.
- Ánh nắng xuyên qua gương không hề gia tăng lượng vitamin D mà bạn hấp thụ.
- Đừng phơi nắng nhiều quá đến mức da bị sạm đen hay cháy nắng.