Theo một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong năm 2015, có 30,2 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh tiểu đường, nhưng chỉ có 23 triệu người biết rằng họ mắc bệnh này.
Số còn lại sống với bệnh tiểu đường mà họ không hề biết điều đó. Đơn giản, đó là vì bệnh không có triệu chứng gì cả hoặc các triệu chứng không gây ra nhiều khác biệt đối với họ. "Điều này thường xảy ra vì bệnh tiểu đường týp 2 là do nồng độ đường trong máu cao.
Nếu lượng đường trong máu tăng chậm theo thời gian, bạn có thể không có hoặc không nhận thấy triệu chứng" - BS. David Nathan, Giám đốc Trung tâm Bệnh tiểu đường Bệnh viện Massachusetts cho biết.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cảnh báo có thể chỉ ra bạn bị bệnh tiểu đường týp 2. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đi khám bác sĩ.
Điều quan trọng là được chẩn đoán càng sớm càng tốt, không chỉ vì nguy cơ biến chứng mạch máu, thần kinh, thận và tổn thương võng mạc mà còn là nguy cơ gây bệnh tim liên quan đến bệnh tiểu đường typ 2, thủ phạm gây tử vong cao ở những người bệnh này.
Tăng khát nước và đi tiểu
Theo BS. Nathan: "Khi đường máu của bạn tăng cao, nó sẽ đi vào nước tiểu và đường càng làm bạn mất nước nhiều hơn". Bởi vậy cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều nước tiểu hơn.
Điều này có nghĩa bạn sẽ tiểu tiện nhiều lần hơn, đi tiểu nhiều hơn mỗi lần và bị mất nước. Bệnh nhân cần chú ý đến triệu chứng này khi họ phải dậy nhiều lần buổi đêm để đi tiểu và luôn thấy khát nước.
Cần cảnh giác với hiện tượng sụt cân không rõ nguyên nhân.
Insulin kích thích quá trình đông hóa, nó giúp bảo toàn hệ cơ và mỡ. Khi bạn không có đủ insulin để điều hòa đường máu sẽ gây sụt cân.
Giảm cân đột ngột không giải thích được là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Thậm chí, nhiều người còn thấy mình bị sụt cân nhanh ngay cả khi họ ăn uống nhiều hơn bình thường.
Bản thân đường máu cao gây mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ do phải thức giấc tiểu tiện nhiều lần càng làm tăng sự mệt mỏi. Tiểu đường týp 2 cũng có thể gây mệt mỏi vì cơ thể bạn khó chuyển hóa đường thành năng lượng.
BS. Nathan cho biết: "Rất nhiều cơ quan trong cơ thể thẩm thấu glucose. Khi đường máu tăng cao, nó được vận chuyển tới tròng mắt, làm thay đổi khúc xạ của tròng mắt, khiến mắt không thể tập trung tốt.
Được biết đến với tên gọi bệnh thần kinh do tiểu đường, bệnh này xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương.
Đường máu cao, nó đi vào các mô không phản ứng với insulin. Một trong số các mô này là tròng mắt, còn lại là các tế bào bọc quanh dây thần kinh. Khi điều này xảy ra ở dây thần kinh, nó sẽ gây hư tổn, dẫn tới các vấn đề về thu nhận tín hiệu thần kinh.
Mặc dù các nhà khoa học chưa chắc chắn lý do tại sao phụ nữ mắc tiểu đường týp 2 thường bị nhiễm nấm, nhưng theo BS. Nathan: Đường trong các mô có thể làm giảm khả năng chống lại nấm, khiến chúng phát triển quá mức.
Khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc dùng chúng hiệu quả để chuyển đường vào các tế bào, các cơ và cơ quan bị mất năng lượng, khiến bạn tìm kiếm thêm calorie để bổ sung năng lượng.