Viêm dạ dày là tình trạng viêm ở lớp niêm mạc lót trong lòng dạ dày. Viêm dạ dày có thể cấp tính hoặc mạn tính. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các nhóm bệnh viêm dạ dày khác nhau.
Chế độ ăn rất quan trọng cho hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn cơ thể. Viêm dạ dày nên ăn gì để vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa giảm các triệu chứng khó chịu và nhanh lành bệnh.
Viêm dạ dày xuất hiện là do lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương viêm nhiễm. Viêm dạ dày nên ăn gì để hết viêm niêm mạc dạ dày? Chính là các loại thực phẩm có tính kháng viêm. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học,, sử dụng các thực phẩm có tính kháng viêm chỉ giúp giảm bệnh, không có khả năng chữa lành bệnh hoàn toàn.
Một trong những biện pháp khác giúp trả lời câu hỏi viêm dạ dày nên ăn gì là bạn nên nhận ra được các loại thực phẩm khi bạn sử dụng khởi phát tình trạng đau dạ dày. Các loại thực phẩm này là khác nhau ở những đối tượng khác nhau. Khi nhận ra được, bạn nên hạn chế sử dụng hoặc không sử dụng tiếp tục.
Trong nhóm thực phẩm này nổi trội nhất là bông cải xanh và dầu olive.
Tỏi có tác dụng kháng viêm cao, giúp giảm các triệu chứng viêm dạ dày hiệu quả. Ngoài tác dụng 'thần kỳ' trên đường tiêu hóa, tỏi còn giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, ung thư.
Men vi sinh cũng là một lựa chọn hợp lý cho câu hỏi viêm dạ dày nên ăn gì?
Men vi sinh cải tăng cường hiệu quả tiêu hóa, và cải thiện nhu động ruột. Men vi sinh cung cấp các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, từ đó hạn chế sự lây lan của H. Pylori.
Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều men vi sinh dưới đây giúp cải thiện triệu chứng viêm dạ dày đáng kể:
- Sữa chua
- Kim chi
- Kombucha
- Kefir
Mật ong và trà xanh là những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Do đó, trong danh sách viêm dạ dày nên ăn gì? không thể thiếu sự xuất hiện của trà xanh và mật ong.
Một vài nghiên cứu trên thế giới cho biết, sử dụng trà xanh hoặc trà đen ít nhất 1 lần/ tuần có thể giảm tỉ lệ mắc H. Pylori tại đường tiêu hóa.
Mật ong đã nổi tiếng từ xưa đến nay là một hoạt chất kháng viêm hiệu quả. Sử dụng trà ấm cùng mật ong, một hỗn hợp tuyệt vời giảm đau bụng do viêm dạ dày cũng như các triệu chứng khác.
Ngoài viêm dạ dày nên ăn gì? Viêm dạ dày nên ăn sao cho đúng cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
Nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, hạn chế sử dụng quá nhiều carbohydrate trong một bữa ăn.
Nên ăn đúng giờ trong ngày, tuyệt đối không bỏ bữa.
Các bữa ăn nên cách nhau từ 3-4 tiếng, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, thức ăn được hấp thu hoàn toàn hơn.
Nên ăn trước khi đi ngủ từ 2-3 giờ, giúp cải thiện các triệu chứng dạ dày hiệu quả. Đặc biệt ở những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Rượu là một chất kích thích đối với dạ dày, rượu làm tăng tiết acid trong dạ dày. Sử dụng rượu thường xuyên và kéo dài tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày hoặc vỡ dãn tĩnh mạch thực quản.
Tương tự như rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến dạ dày tăng tiết acid. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng là nguyên nhân chính gây ung thư thực quản, ung thư tụy và ung thư dạ dày.
Stress khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày nặng nề hơn. Hạn chế stress mặc dù không trả lời được câu hỏi viêm dạ dày nên ăn gì? Nhưng cũng là một khái niệm cần đặc biệt quan tâm đối với những bệnh nhân viêm dạ dày.
Một vài phương pháp giảm stress có thể áp dụng tại nhà:
- Massage
- Tập thể dục, thể thao, yoga
- Thiền
- Nghe nhạc, đọc sách báo,…
Mặc dù viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân khác nhau ở mỗi cá nhân khác nhau. Sử dụng các loại thực phẩm phù hợp, trả lời chính xác viêm dạ dày nên ăn gì, tránh thuốc lá, giảm stress, hạn chế rượu bia và duy trì cân nặng lý tưởng là những phương pháp giúp giảm nhanh chóng triệu chứng viêm dạ dày và giúp vết loét dạ dày nhanh hồi phục.