Số liệu về những vấn đề có liên quan tới chăm sóc răng miệng của trẻ
Có lẽ ai cũng biết đánh răng thường xuyên, ăn uống lành mạnh và khám bác sĩ nha khoa định kỳ là những cách hiệu quả ngăn ngừa sâu răng. Thế nhưng, các chuyên gia cho biết ngày càng nhiều các bậc phụ huynh xem nhẹ các việc chăm sóc răng miệng cho con trẻ. Thực tế, khoảng 42% trẻ từ 2 đến 11 tuổi bị sâu răng sữa, 21% trẻ từ 6 đến 11 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn. Đó là kết quả khảo sát của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh tại Mỹ.
7 sai lầm trong cách cha mẹ thực hiện chăm sóc răng miệng trẻ em
Hầu hết trẻ em dưới 8 tuổi không có các kỹ năng chải răng hiệu quả, chăm sóc răng miệng trẻ em. Điều đó không phải vì bé lười biếng mà vì trẻ chưa có đủ khả năng để có thể làm sạch răng. Theo tiến sĩ Edward H. Moody Jr, Hiệu trưởng của Học viện nha khoa Nhi đồng Mỹ thì cha mẹ cần giám sát và giúp đỡ trẻ từ lúc các em tập đánh răng cho đến khi bé biết chải răng kỹ càng.
Cha mẹ cần giám sát và giúp đỡ trẻ từ lúc các em tập đánh răng cho đến khi bé biết chải răng kỹ càng. Ảnh: internet
Đây là cách dễ dàng gây ra sâu răng trong thời gian chăm sóc răng miệng trẻ em mà các bà mẹ có con nhỏ hay mắc phải. Cho dù chỉ là chút sữa trước khi đi ngủ cũng khiến lượng đường trong khoang miệng của trẻ tăng cao, dễ làm hỏng răng sữa. Nếu bé có thói quen hay thức dậy đòi uống sữa vào ban đêm, mẹ hãy nhẹ nhàng lau khoang miệng bé bằng gạc sạch, vải mềm hoặc bàn chải nếu bé đã có răng.
Mẹ nên làm như vậy thường xuyên cho bé để răng lợi của bé luôn được chắc khỏe vì giai đoạn khi còn nhỏ có ảnh hưởng và tác động rất tới sự trưởng thành và phát triển tuong lai sau này, hơn nữa, những vấn đề liên quan tới răng miệng thường rất quan trọng và không thể không quan tâm.
Ở Mỹ có khá nhiều trường hợp bác sĩ phải gây mê toàn thân trẻ từ 2 đến 3 tuổi để trị sâu răng và nhiễm trùng nặng do cha mẹ không đem con đi khám để phát hiện sớm bệnh răng mệng của trẻ. Đáng ra, trẻ phải được đưa đi khám răng lần đầu khi vừa thôi nôi hoặc lúc mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Sau đó sẽ đến khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần khi chăm sóc răng miệng trẻ em.
Do đó, ngoài những vấn đề liên quan tới sức khỏe như về đường hô hấp, bệnh cảm cúm hay hệ tiêu hóa, đường ruột thì cha mẹ cũng cần lưu ý, quan tâm nhiều hơn tới răng miệng của con nhé.
Trẻ phải được đưa đi khám răng lần đầu khi vừa thôi nôi hoặc lúc mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Ảnh: Internet
Thực phẩm có lẽ là yếu tố có tác động rất nhiều tới sức khỏe của một con người, nhất là khi chăm sóc răng miệng trẻ em. Tuy nhiên bên cạnh tác dụng có thể cung cấp những dưỡng chất cho cơ thể thì chính bản thân thức ăn lại là một nhân tố làm tổn hại tới răng miệng của trẻ.
Những thực phẩm như chuối, nho khô và ngũ cốc nguyên hạt tưởng chừng như thức ăn dồi dào dinh dưỡng và vô hại nhưng lại dễ mắc vào kẽ răng làm cho răng sâu. Thay vì hạn chế, bạn nên cho con ăn kèm với các loại đồ ăn khác làm nước bọt tiết ra nhiều hơn và ít dính răng hơn. Đồng thời mẹ nhớ nhắc con đánh răng sau khi ăn nhé.
Có thể nói đa số phụ huynh không có đầy đủ những hiểu biết về các bệnh lý liên quan tới chăm sóc răng miệng trẻ em cũng như cách vệ sinh sao cho đúng cách. Hơn nữa còn cho rằng sâu răng có thể chữa khỏi dễ dàng, nhưng thực chất hậu quả để lại có thể kéo dài suốt cuộc đời trẻ. Ngay từ lúc bắt đầu, răng trẻ em cần được chăm sóc tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển hàm răng vĩnh viễn sau này.
Đa số phụ huynh không có đầy đủ những hiểu biết về các bệnh lý liên quan tới chăm sóc răng miệng trẻ em cũng như cách vệ sinh sao cho đúng cách. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị sâu răng thì những chiếc răng sâu sẽ để lại ảnh hưởng xấu cho sự phát triển răng khi bé lớn lên. Nghiêm trọng hơn còn xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ, bé cần đến thuốc an thần để điều trị, điều này không tốt cho sức khỏe của bé. Sâu răng ở trẻ nếu không được chữa trị có thể dẫn đến các khiếm khuyết về phát âm, thiếu ngủ, thậm chí khiến bé tự ti ở trường và kết quả học tập kém.
Những năm gần đây, Hiệp hội nha khoa Mỹ khuyến cáo trẻ dưới 2 tuổi cũng cần sử dụng kem đánh răng có chứa florua. Mặc dù việc sử dụng kem đánh răng chứa florua cho trẻ vẫn còn gây tranh cãi, nhưng các nhà khoa học đồng ý rằng đây là một trong những cách tốt nhất ngăn ngừa sâu răng. Mẹ lưu ý chỉ cần một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt gạo cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống và bằng hạt đậu cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi là đủ.
Nước ngọt, đồ uống có gas là một trong những nguyên nhân phổ biến hủy hoại hàm răng mới nhú của bé. Khoang miệng rất khó cân bằng độ PH nếu răng cứ bị "ăn mòn" bởi axit có trong nước ngọt cả ngày. Nếu bạn không thể cấm con uống nước ngọt, hãy hạn chế đến mức thấp nhất có thể.
Trên đây là những sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng trẻ em mà các mẹ cần biết. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích để giúp cho bé luôn được khỏe mạnh.