7 quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp cần tránh

7 quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp cần tránh
Điều trị tăng huyết áp là một quá trình phức tạp, lâu dài và cần cân nhắc đến nhiều yếu tố. Những quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp khiến điều trị trở nên kém hiệu quả, làm tăng nguy cơ biến chứng, tăng nguy cơ tác dụng phụ và gây nhiều hậu quả cho sức khỏe của bệnh nhân.

Đối với một bệnh nhân tăng huyết áp, vấn đề điều trị tăng huyết áp sớm, đúng cách là vô cùng quan trọng để kiểm soát huyết áp và ngăn chặn các nguy cơ biến chứng của của tăng huyết áp xảy ra. Tuy nhiên, một số quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp có thể khiến cho quá trình điều trị trở nên kém hiệu quả và thậm chí gây mất an toàn cho người bệnh.

7 quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp mà bạn cần tránh:

1. Không ý thức được mức độ nghiêm trọng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp được ví như là kẻ giết người thầm lặng, nó có thể xuất hiện và diễn tiến trong âm thầm, không gây bất thường hay bất kỳ triệu chứng nào cho người bệnh. Chính vì thế rất nhiều người bệnh cho rằng tăng huyết áp không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, và không quá chú ý đến tình trạng tăng huyết áp của bản thân. Nhưng điều này lại hoàn toàn là một quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp.

Trên thực tế, mặc dù tăng huyết áp có thể không gây biểu hiện gì nhưng cùng với sự diễn tiến nặng dần thì nó lại gây nên nhiều biến chứng khác nhau cho bệnh nhân. Tăng huyết áp kéo dài khiến các mạch máu của cơ thể bị tổn thương, xơ cứng, dễ gây tình trạng xuất huyết hay tổn thương các cơ quan như thận, mắt,... Đồng thời tăng huyết áp cũng khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo sự tống máu nuôi cơ thể, lâu dần có thể gây suy tim,...

Chính vì thế, tăng huyết áp thực sự là một vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng mà bạn cần quan tâm nhiều hơn để có thể điều trị đúng cách và an toàn.

7 quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp cần tránh - Ảnh 1.

Chưa ý thức được sự nghiêm trọng của tăng huyết áp là một sai lầm nghiêm trọng khi điều trị tăng huyết áp (Ảnh: Internet)

2. Tăng huyết áp có thể điều trị khỏi hoàn toàn

Không ít người cho rằng, tăng huyết áp khi xảy ra vẫn có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Trên thực tế, sự thật lại hoàn toàn ngược lại và đây là một quan điểm rất sai lầm khi điều trị tăng huyết áp mà bạn cần tránh tin tưởng.

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính, nó chỉ có thể diễn tiến theo chiều hướng bảo tồn tình trạng hiện có hoặc diễn tiến nặng dần. Mặc dù các phương pháp điều trị tăng huyết áp có thể giúp bệnh nhân kiểm soát huyết áp và đưa huyết áp về mức bình thường, tuy nhiên nó lại không thể giúp bệnh nhân điều trị tăng huyết áp một cách hoàn toàn. Và bạn cần nhớ rằng, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp điều trị tăng huyết áp nào có thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này.

3. Có thể ngưng điều trị khi chỉ số huyết áp quay về mức bình thường

Khi điều trị, dưới tác dụng của các loại thuốc và các phương pháp can thiệp điều trị khác nhau mà huyết áp của bệnh nhân có thể được đưa trở về chỉ số bình thường. Tuy nhiên, như đã nói thì cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh, mức huyết áp bình thường chỉ có thể được duy trì khi mà các phương pháp điều trị tăng huyết áp vẫn còn hiệu lực. Khi hết thời gian hiệu lực điều trị, chỉ số huyết áp của bệnh nhân vẫn sẽ quay trở lại như trước khi điều trị.

Do đó, một sai lầm khi điều trị tăng huyết áp khác cần tránh chính là không được tự ý ngưng sử dụng các phương pháp điều trị kể cả khi huyết áp của đã được kiểm soát ở chỉ số bình thường. Thay vào đó cần luôn luôn nhớ rằng, điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài, suốt đời và diễn ra liên tục một cách đều đặn để có thể luôn kiểm soát huyết áp một cách tốt nhất.

7 quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp cần tránh - Ảnh 2.

Tự ý ngưng điều trị tăng huyết áp là sai lầm khi điều trị tăng huyết áp cần tránh (Ảnh: Internet)

4. Không kiểm soát được các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp

Không ít các bệnh nhân khi điều trị tăng huyết áp gặp phải một sai lầm đó chính là chỉ quan tâm đến điều trị tăng huyết áp mà không quan tâm đến các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp khác như tập thể dục, béo phì, thừa cân hay sử dụng muối quá nhiều,...

Những yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp này có thể chính là nguyên nhân khiến tăng huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc tăng huyết áp có thể thúc đẩy các yếu tố này tiến triển và dễ dẫn đến biến chứng hơn,... Và chúng có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý khiến cho tình trạng của bệnh nhân ngày càng trầm trọng.

Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các phương pháp điều trị tăng huyết áp thì đồng thời với đó bệnh nhân cũng cần phải kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, bệnh lý có mối liên hệ với tăng huyết áp để giảm bớt các nguy cơ sức khỏe tổng thể.

5. Chỉ cần sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp là đủ

Bên cạnh các sai lầm khi điều trị tăng huyết áp như đã kể trên, một quan điểm khác cũng khá thường gặp ở bệnh nhân chính là vấn đề sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Họ cho rằng khi điều trị tăng huyết áp thì chỉ cần sử dụng thuốc điều trị là đã đủ để kiểm soát huyết áp hiệu quả, an toàn và lâu dài.

Tuy nhiên, tất cả các khuyến cáo y khoa hiện nay đều cho rằng điều trị tăng huyết áp không chỉ cần sử dụng thuốc mà còn cần áp dụng các biện pháp điều trị không sử dụng thuốc, tức là các biện pháp thay đổi lối sống chẳng hạn như có chế độ ăn riêng (ăn nhạt hơn, ít sử dụng chất béo bão hòa, tăng sử dụng chất xơ,...), tăng cường luyện tập thể dục, giảm cân, tránh lo âu căng thẳng,...

Các biện pháp thay đổi lối sống này nên được áp dụng trước khi bệnh nhân sử dụng thuốc (đối với các trường hợp tăng huyết áp nhẹ) hoặc ngay cùng với khi bệnh nhân bắt đầu sử dụng thuốc (đối với các trường hợp tăng huyết áp nặng). Và các biện pháp này nên được duy trì suốt đời đối với bệnh nhân tăng huyết áp, kể cả khi bệnh nhân đã nhưng sử dụng thuốc do đã kiểm soát tốt huyết áp thì việc tiếp tục áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống khiến cho việc điều trị tăng huyết áp vẫn diễn ra liên tục, suốt đời.

7 quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp cần tránh - Ảnh 3.

Chỉ sử dụng thuốc là không đủ để điều trị tăng huyết áp (Ảnh: Internet)

6. Tự ý áp dụng các biện pháp điều trị tăng huyết áp

Ta cần biết rằng, chỉ định điều trị tăng huyết áp ở một bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên rất nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác, bệnh lý mắc kèm, mức độ tăng huyết áp, thể tăng huyết áp, nguy cơ tim mạch,... Đây là một quá trình hết sức phức tạp và cần cân nhắc rất nhiều.

Chính vì thế, bệnh nhân tuyệt đối không nên mắc một sai lầm nghiêm trọng là tự ý sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị tăng huyết áp nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng, áp dụng các biện pháp điều trị tăng huyết áp có thể không đem lại hiệu quả điều trị gì khiến huyết áp không được kiểm soát, gây tăng các nguy cơ tác dụng phụ và tương tác thuốc,... Điều này dẫn đến nhiều hậu quả trái chiều, thậm chí gây mất an toàn sức khỏe cho người bệnh.

7. Không tuân thủ tốt các chỉ định điều trị tăng huyết áp

Do tăng huyết áp thường không gây triệu chứng, việc sử dụng các biện pháp điều trị tăng huyết áp cũng thường không đem lại các hiệu quả trực quan như các loại thuốc giảm đau, giảm ho,... cùng với đó là thời gian kéo dài khi điều trị tăng huyết áp khiến cho việc tuân thủ các biện pháp điều trị này diễn ra chưa tốt. Nhiều người bệnh sử dụng thuốc tăng huyết áp không đều đặn, bỏ sử dụng thuốc, quên sử dụng thuốc,...

Điều này nhìn có vẻ như là một vấn đề không quá nghiêm trọng. Nhưng sự thực thì nó gây nên nhiều hậu quả rất nguy hiểm. Việc không tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về điều trị khiến cho các phương pháp điều trị không phát huy được tác dụng tối đa, các tác dụng phụ điều trị nhiều hơn và khó kiểm soát hơn, mức huyết áp diễn tiến bất thường gây tăng nguy cơ biến chứng,...

Vì thế, trong quá trình điều trị tăng huyết áp thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bản thân.

Có thể thấy rằng, một số quan điểm sai lầm khi điều trị tăng huyết áp tưởng chừng như hết sức bình thường nhưng lại có thể để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, khi có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề điều trị tăng huyết áp, hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp chính xác và đầy đủ nhất.

Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2568468/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/medical-myths-all-about-hypertension#8.-Only-men-develop-high-blood-pressure


Tác giả: QN