7 phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà an toàn, hiệu quả cao

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
7 phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà an toàn, hiệu quả cao
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, với những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà sau sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng, an toàn với người bệnh.

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp hiện nay, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm xoang mãn tính, viêm xoang cấp, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm họng...

Thông thường căn cứ vào triệu chứng của bệnh để có thể điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà hoặc bệnh viện theo lời khuyên của bác sĩ.

1. Sử dụng tỏi

Tỏi chứa các thành phần aliin, fitonxit, glycogen được đánh giá cao về khả năng sát trùng, kháng viêm, tiêu diệt virus. Trong điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà, tỏi giúp giảm nghẹt mũi, hắt hoi, sổ mũi, viêm xoang, viêm họng hiệu quả.

Sử dụng bằng cách ép nhuyễn tỏi lấy nước, trộn với mật ong để nhỏ vào mũi. Ăn sống tỏi hoặc dùng tỏi cho các bữa ăn.

2. Gừng tươi

Theo Đông y, gừng có vị cay và tính ấm nên hỗ trợ tán hàn, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, giài cảm và tăng cường hệ miễn dịch tốt. Sử dụng gừng để điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi sẽ được cải thiện rõ rệt.

Sử dụng bằng cách lấy gừng tươi, rửa sạch và thái lát mỏng, thêm một miếng quế, cho vào cốc thủy tinh và hãm với nước sôi khoảng 5 phút. Bạn có thể kết hợp với chanh hoặc mật ong uống hàng ngày để cải thiện rõ rệt.

3. Dùng cây giao (cây xương cá)

Cây giao còn được gọi là cây xương cá không gai và lá, thuộc họ cây xương rồng. Theo đông y, đây là loại cây có tính mát, ít độc dùng tiêu viêm, khử phong, sát trùng hiệu quả. Vì thế đây là loại thuốc đông y được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà.

Sử dụng bằng cách đốt cành giao cắt nhỏ thành đoạn ngắn, cho phần cành giao vào túi ni lông và đập nát đun với nước. Đổ nước sôi vào cành giao và dùng để hít vào mũi và miệng.

4. Nước muối sinh lý

Sử dụng muối trong điều trị viêm mũi dị ứng các trường hợp do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, hít phải bụi bẩn, chất gây dị ứng. Bởi trong muối có tính kháng viêm, sát khuẩn cao, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh tốt.

Sử dụng bằng cách dùng nước muối sinh lý 0.9% hoặc tự pha theo tỷ lệ 100ml với 9g muối. Cho nước muối vào vòi xịt, xịt nhẹ cả hai bên mũi.

5. Nghệ

Nghệ vàng giúp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả, bởi nó có khả năng chữa các bệnh viêm nhiễm, lở loét, kháng khuẩn cao. Nghệ còn có tác dụng phục hồi các niêm mạc mũi bị tổn thương, chống lại các vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.

Sử dụng bằng cách dùng nghệ vàng thái lát mỏng, giã và vắt lấy nước. Dùng nước nghệ nhỏ mũi nhiều lần trong ngày để có những hiệu quả rõ rệt.

6. Mật ong

Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mật ong là một trong những cách được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bởi mật ong có khả năng loại bỏ virus, vi khuẩn, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, mật ong cũng tốt cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ.

Thực hiện bằng cách dùng mật ong và giấm táo hòa với nước ấm uống trong bữa ăn sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.

7. Hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn)

Hoa ngũ sắc còn được gọi là hoa cứt lợn, hoa cỏ hôi được dùng trong phương pháp dân gian chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả. Đây là loại cây giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh như sổ mũi, ngạt mũi, sốt, chống viêm, chống dị ứng.

Dùng hoa ngũ sắc điều trị bệnh bằng cách giã nát và vắt lấy nước để cho vào mũi hoặc xông với nước nóng.

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà trên cần thực hiện kiên trì để có kết quả tốt nhất. Chỉ dùng cho các trường hợp bệnh còn nhẹ, nếu bệnh có các dấu hiệu như sốt kéo dài, co giật, ho ra máu... hãy đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.


Tác giả: Phương Nguyễn