Tuyến giáp là nơi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để thích ứng với môi trường, đồng thời giữ cho não luôn minh mẫn, tim hoạt động nhịp nhàng... Thế nhưng, nếu tuyến giáp phải hoạt động quá mức, dần dần bị suy yếu do cơ thể không tiết đủ hormone thyroxine (T4) thì có thể gây ra bệnh suy giáp.
Còn trái lại, khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone sẽ dẫn đến tình trạng tuyến giáp phải hoạt động quá mức, gây ra bệnh cường tuyến giáp trạng. Cả hai tình trạng này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến tuyến giáp và nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn hại đến chức năng hoạt động của tuyến giáp, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Do đó, ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tìm hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư tuyến giáp để kịp thời điều trị hiệu quả bạn nhé!
Với những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, hay vi khuẩn gây hại từ môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng hoạt động bị suy giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Vậy nên, nếu hệ miễn dịch bị rối loạn thì không chỉ gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp mà còn tạo cơ hội cho sự hình thành và phát triển các bệnh lý khác.
Cơ thể thiếu i-ốt chính là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giáp. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên bổ sung i-ốt thường xuyên hơn vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Khi bị nhiễm xạ do mắc bệnh phải điều trị bằng phóng xạ hoặc do phơi nhiễm trong các sự cố hạt nhân thì người bệnh đều có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, bướu giáp, ung thư tuyến giáp... Bệnh thường không xuất hiện ngay khi phơi nhiễm mà có thể phải sau vài tháng, vài năm, hoặc hàng chục năm sau.
Theo các nhà nghiên cứu lâm sàng, có khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ, hay người trong gia đình từng bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được yếu tố gen di truyền nào liên quan tới căn bệnh này.
Những người đã từng bị bệnh về bướu giáp, basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp về sau. Thậm chí, những người từng mắc bệnh viêm tuyến giáp mà đã điều trị khỏi trước đó thì vẫn có nguy cơ tái bệnh trở lại rất cao.
Với những người có các chấn thương ở vùng não thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh về tuyến giáp. Bởi tuyến yên và vùng dưới đồi hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến giáp, từ đó làm tuyến giáp tiết ít hormone, gây ra bệnh suy giáp.
Với những bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp thì thường được các bác sĩ chỉ định uống i-ốt phóng xạ, nhưng đây cũng là một yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Do việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ làm ngăn chặn quá trình tổng hợp hormone thyroxine (T4) của cơ thể, từ đó khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng.