7 lưu ý cần nhớ để giảm đau ung thư máu hiệu quả

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
7 lưu ý cần nhớ để giảm đau ung thư máu hiệu quả
Giảm đau ung thư máu bằng thuốc, xạ trị, hóa trị, vật lý trị liệu,... là những phương pháp có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên có một số lưu ý mà người nhà hay người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

1. Không phải bất cứ trường hợp nào cũng điều trị đau

Đau đớn gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, do vậy giảm đau ung thư máu hoặc loại trừ cảm giác đau luôn là mong muốn chung của người bệnh.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng những phương pháp giảm đau ung thư máu được sử dụng đều có thể gây nên các tác dụng ngoài ý muốn. Vì thế nếu như bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, hoặc đau rất nhẹ thì việc lạm dụng điều trị là điều không cần thiết.

2. Đau nhiều không nhất thiết là bệnh nặng lên

Mức độ đau của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như giai đoạn bệnh, vị trí đau, cơ chế đau, sự cảm thụ của người bệnh đối với cảm giác đau, trạng thái tâm lý của người bệnh,...

Do đó, khi có cảm giác đau đớn tăng lên cũng không nhất thiết là do tình trạng bệnh của bệnh nhân nặng nề hơn, đó có thể là hậu quả của một nguyên nhân nào khác. Vì vậy, nếu có tăng đau đớn, hãy đến gặp bác sĩ điều trị của mình để được thăm khám kỹ hơn về bệnh trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

3. Trình bày đầy đủ về tình trạng đau đớn của bản thân

Một lưu ý quan trọng khác khi giảm đau ung thư máu là hãy thành thật khi nói về tình trạng đau đớn của bản thân với bác sĩ điều trị.

Việc trình bày nặng hơn hay nhẹ đi các triệu chứng đau của bản thân có thể sẽ khiến bác sĩ điều trị bị nhầm lẫn trong phán đoán và đưa ra các phương án giảm đau ung thư máu không thích hợp. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả giảm đau ung thư máu cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

4. Phản ánh với bác sĩ về hiệu quả giảm đau

Những phương pháp giảm đau được sử dụng để giảm đau ung thư máu có thể có hiểu quả, khả năng đáp ứng khác nhau giữa các bệnh nhân. Do vậy, bệnh nhân cần phản ánh với bác sĩ điều trị về hiệu quả của các phương pháp giảm đau được chỉ định sử dụng. 

Nếu không có hiệu quả có thể suy xét chuyển sang sử dụng biện pháp giảm đau khác.

5. Chia sẻ cảm giác đau đớn của bản thân

Cảm giác đau liên tục do bệnh ung thư máu có thể khiến cho tâm lý bệnh nhân xấu đi. Vì vậy, trong quá trình giảm đau ung thư máu, bệnh nhân có thể chia sẻ cảm giác của mình đối với những người xung quanh như người thân, bạn bè,... Điều này sẽ làm bệnh nhân giải tỏa tốt hơn các áp lực tâm lý, tạo điều kiện tốt để giảm đau hiệu quả hơn.

6. Đau nên được điều trị sớm

Khi bị đau, rất nhiều bệnh nhân lựa chọn chịu đựng những cơn đau đến khi không thể chịu đựng được thì mới nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Tuy nhiên điều này hoàn toàn là không đúng, bởi tình trạng đau càng nặng nề sẽ càng khó để giảm đau ung thư máu, và đôi khi đau có thể là biểu hiện của một tình trạng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Vì thế, khi có dấu hiệu đau xảy ra, đừng chần chờ mà hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giảm đau ung thư máu kịp thời bằng các biện pháp thích hợp.

7. Cần lưu ý các tác dụng phụ khi giảm đau

Những phương pháp giảm đau ung thư máu dù ít hay nhiều đều có nguy cơ gây nên các tác dụng phụ sau sử dụng. Do vậy, bệnh nhân cần hỏi kỹ bác sĩ điều trị về những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng các phương pháp giảm đau để có thể theo dõi kịp thời nếu những tác dụng phụ này xảy ra.

Phát hiện và xử lý sớm các tác dụng phụ do những phương pháp giảm đau ung thư máu sẽ là giảm tối đa sự tác động tiêu cực của những phương pháp này đến sức khỏe bệnh nhân, tránh xảy ra các tình huống nguy hiểm.

Trên đây là một số lưu ý mà bệnh nhân nên nhớ để có thể giảm đau ung thư máu hiệu quả. Giảm đau ung thư máu là một quá trình phức tạp, cần kiến thức chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý áp dụng các phương pháp giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Nguồn dịch: https://www.llscanada.org/sites/default/files/file_assets/painmanagement.pdf

Tác giả: QN