7 loại thảo mộc quen thuộc, có loại luôn sẵn trong nhà bếp giúp giảm mỡ máu hiệu quả

7 loại thảo mộc quen thuộc, có loại luôn sẵn trong nhà bếp giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Một số loại thảo mộc, chẳng hạn như nghệ, gừng, hương thảo,... có thể giúp giảm cholesterol.

Cholesterol cao (mỡ trong máu cao) có thể dẫn đến tắc nghẽn, gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát chỉ số cholesterol rất quan trọng. Để điều trị cholesterol cao, bạn có thể cần sử dụng thuốc theo chỉ định và thay đổi lối sống. Trong đó, việc sử dụng một số loại thảo mộc, gia vị có trong nhà bếp có thể giúp giảm chỉ số này một cách hiệu quả.

1. Gừng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra gừng có tác dụng trong việc kiểm soát lượng cholesterol trong máu, ức chế stress oxy hóa, đồng thời có thể giảm nguy cơ béo phì và bệnh mãn tính. Loại gia vị này thậm chí có thể làm giảm xơ vữa động mạch, sự tích tụ chất béo nguy hiểm trong động mạch. Gừng có những lợi ích nổi bật này có thể do đặc tính chống viêm.

Trong một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp năm 2018, các nhà nghiên cứu đã xem xét 12 thử nghiệm. Các nghiên cứu cho thấy rằng dùng gừng liều thấp, dưới 2 g mỗi ngày, có tác dụng tốt trong việc giảm cả mức chất béo trung tính và cholesterol LDL. (1)

Bạn có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn uống theo nhiều cách như ăn tươi, nước ép, cho vào các món ăn như gà xào gừng, nấu cùng canh cải,...

7 loại thảo mộc quen thuộc, có loại luôn sẵn trong nhà bếp giúp giảm mỡ máu hiệu quả - Ảnh 2.

Gừng có đặc tính chống viêm (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Phòng chống mỡ máu cao với nguyên tắc '2 giảm 3 tăng'

Chế độ dinh dưỡng mùa lạnh giúp kiểm soát bệnh máu nhiễm mỡ

2. Nghệ

Nghệ là loại gia vị mà các gia đình thường sử dụng hàng ngày để chế biến cùng các món ăn. Ngoài những lợi ích ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm, ung thư,... nghệ cũng có tác dụng kiểm soát mỡ máu hiệu quả.

Một phân tích tổng hợp năm 2017 đã đánh giá tác động của nghệ lên mức lipid trong máu. Phân tích này đã chỉ ra rằng nghệ và chất curcumin có trong loại gia vị này làm giảm đáng kể LDL và chất béo trung tính trong huyết thanh so với nhóm đối chứng. (2)

Để bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống một cách dễ dàng, bạn có thể kết hợp nghệ cùng các món ăn như nghệ rang gà, nghệ kho cá,... hoặc sử dụng nghệ làm trà và cho thêm chút mật ong để tăng hương vị.

3. Hương thảo

Cây hương thảo thường được sử dụng làm gia vị và chất tạo hương vị trong chế biến thực phẩm. Hướng thảo chứa nhiều hợp chất chống oxy hoá như phenolic. Nhờ vậy, loại gia vị này có nhiều công dụng như lợi tiểu, chống viêm, kháng khuẩn, chống ung thư, hạ đường huyết và hạ lipid máu (hạ cholesterol toàn phần).

Theo một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2014, những người dùng 2,5 hoặc 10 g bột hương thảo mỗi ngày đã thấy mức cholesterol toàn phần giảm. Họ cho rằng loại thảo dược này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các tình trạng mãn tính khác. (3)

7 loại thảo mộc quen thuộc, có loại luôn sẵn trong nhà bếp giúp giảm mỡ máu hiệu quả - Ảnh 3.

Hương thảo chứa nhiều hợp chất chống oxy hoá (Ảnh: Internet)

4. Tỏi

Một số nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ một tép tỏi mỗi ngày, hoặc 3–6g có thể làm giảm 10% mức cholesterol.

Sở dĩ tỏi có tác dụng này là nhờ hợp chất alliin. Alliin biến thành một hợp chất gốc lưu huỳnh gọi là allicin khi tiếp xúc với không khí. Mà hợp chất này có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ: giảm cholesterol LDL, khả năng miễn dịch được cải thiện, hạ huyết áp.

5. Hương nhu

Hương nhu có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A và C, kẽm, sắt, chất diệp lục. Loại cây này có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ như thư giãn và giảm căng thẳng, giảm viêm và đau khớp, kiểm soát lượng đường trong máu,... và có thể giảm cholesterol.

Hương nhu giúp giảm căng thẳng trao đổi chất nên có thể giúp giảm cân và giảm mức cholesterol.

Một nghiên cứu năm 2018 đã xem xét hương nhu ảnh hưởng như thế nào đến người lớn từ 40 tuổi trở lên bị rối loạn chuyển hóa. Người ta phát hiện ra rằng liều cao hơn khiến mức cholesterol toàn phần và LDL giảm xuống. Một người cần tiêu thụ ít nhất 1g mỗi ngày để đạt được lợi ích này.

6. Atiso

Atiso được biết đến với nhiều tác dụng như chống lão hoá, làm sạch gan, hạ huyết áp, bình thường hóa chức năng thận, ... đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá atiso có tác dụng tương tự như thuốc statin thường được dùng để điều trị tăng cholesterol máu.

Một phân tích tổng hợp năm 2018 cho thấy sử dụng chiết xuất lá atiso có liên quan đến việc giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng việc sử dụng chất bổ sung chiết xuất từ lá atiso có thể có tác dụng khi kết hợp với liệu pháp hạ lipid máu, đặc biệt ở những người bị tăng lipid máu.

7 loại thảo mộc quen thuộc, có loại luôn sẵn trong nhà bếp giúp giảm mỡ máu hiệu quả - Ảnh 4.

Atiso có tác dụng chống lão hoá mạnh mẽ (Ảnh: Internet)

7. Cỏ thi

Cây cỏ thi là một loại thảo mộc nhưng không phổ biến. Loại cây này có tác dụng tốt trong việc kiểm soát mức cholesterol trong máu. 

Cây cỏ thi chứa flavonoid, là hợp chất có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị tổn thương do các gốc tự do.

Lưu ý khi sử dụng thảo mộc giảm mỡ máu

Mặc dù các loại thảo mộc trên được cho là có thể giảm cholesterol một cách hiệu quả và dễ dàng áp dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng thảo mộc để kiểm soát chỉ số cholesterol, mọi người nên lưu ý:

- Thảo mộc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế các biện pháp điều trị khác. Do vậy, bạn không tự ý bỏ thuốc điều trị mà bác sĩ đã chỉ định để chuyển hoàn toàn sang biện pháp tự nhiên.

- Hầu hết các biện pháp tự nhiên đều không được kiểm soát nên tiềm ẩn nguy cơ gặp các tác dụng phụ chưa biết đến.

- Một số thảo mộc có thể tương tác với thuốc. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

- Để quá trình kiểm soát mỡ máu hiệu quả, bạn nên tuân thủ theo một số lời khuyên sau: sử dụng thuốc (nếu được chỉ định), ăn uống lành mạnh và hạn chế thực phẩm giàu chất béo xấu, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng.

Nguồn tham khảoThe best herbs to help lower cholesterol


Tác giả: Vân Anh