Lymphoma còn có tên gọi khác là ung thư hạch hay u lympho, là một dạng ung thư hệ lympho, tức hệ bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch cơ thể.
Vì hệ bạch huyết là 1 hệ thống lớn, bao gồm tủy xương, tuyến ức, lá lách và các hạch hạch huyết cơ mặt ở khắp cơ thể, nên bệnh Lymphoma cũng có thể xuất hiện ở tất cả các cơ quan và khu vực trên cơ thể.
Có hàng chục loại bệnh LYmphoma khác nhau, nhưng phổ biến nhất phải kể đến 2 loại:
- U lympho Hodgkin: là bệnh ung thư xuất hiện ở các hạch bạch huyết.
- U lympho không Hodgkin: là bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào bạch cầu lympho
Ngoài ra còn có 1 số loại bệnh Lymphoma như:
- U lympho tế bào B ở da.
- U lympho tế bào T ở da.
- Bệnh Waldlostrom.
Bệnh Lymphoma được chia thành 4 giai đoạn, dựa vào sự phát triển của bệnh:
- Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư mới xuất hiện ở 1 hạch bạch huyết hoặc 1 cơ quan.
- Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư xuất hiện trong 2 hạch bạch huyết gần nhau ở cùng 1 bên cơ thể. Hoặc tế bào ung thư xuất hiện ở 1 cơ quan và các hạch bạch huyết cạnh nó.
- Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư xuất hiện trong nhiều hạch bạch huyết nằm ở cả 2 bên cơ thể.
- Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư bắt đầu ra rộng ra các cơ quan và các hạch bạch huyết.
- Cổ, nách hoặc háng xuất hiện hạch sưng nhưng không đau.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi kéo dài.
- Sốt cao.
- Thường xuyên thấy khó thở.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Giảm cân bất thường.
Chưa có nghiên cứu nào công bố rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh Lymphoma. Nhưng theo các nhà khoa học, đột biến di truyền có thể là nguyên nhân gây bệnh chính. Bởi đột biến làm các tế bào tăng sinh bất thường, khiến các hạch bạch huyết sưng to.
Ngoài ra, có một số yếu tố được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh Lymphoma, bao gồm:
- Tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh Lymphoma.
- Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh Lymphoma cao hơn nữa giới.
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, hoặc người có hệ thống miễn dịch kém.
- Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng, như nhiễm virus Epstein-Barr và nhiễm Helicobacter pylori.
Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh Lymphoma, bác sĩ sẽ yêu cầu lấy các tế bào từ hạch bạch huyết bị sưng để sinh thiết, nhằm phát hiện xem tế bào đó có bị ung thư hay không.
Nếu xác định tồn tại tế bào ung thư, các bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá mức độ lan rộng, và giai đoạn của bệnh. Các xét nghiệm này có thể bao gồm: Chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, xét nghiệm máu, sinh thiết các hạch bạch huyết và mô gần đó.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh Lymphoma còn phụ thuộc vào loại bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bệnh Lymphoma có thể bao gồm:
- Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc dạng uống để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Xạ trị: Dùng những tia năng lượng cao (như tia X, tia proton) để triệt tiêu tế bào ung thư.
- Thuốc nhắm mục tiêu: Giống như thuốc hóa trị, nhưng nó chỉ tác động lên các tế bào ung thư, mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.
- Thuốc miễn dịch: Tác động vào hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Cấy ghép tủy xương: Loại bỏ các tế bào gốc bị bệnh, thay các tế bào gốc mới vào để xây dựng lại tủy xương.