Cận thị là căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi, tỷ lệ mắc căn bệnh này lên đến 25% tổng dân số trên toàn thế giới. Việc gia tăng các trường hợp cận thị không chỉ là gánh nặng cho xã hội mà còn gây rủi ro đến sức khỏe người mắc bệnh khi thực hiện điều trị ở giai đoạn nặng. Do đó, phòng tránh cận thị tiến triển đến giai đoạn nặng là chìa khóa ngăn ngừa các rủi ro do biến chứng.
Được rèn luyện từ nhỏ, một vài thói quen tốt có thể sẽ giúp bạn hoặc con bạn có được sức khỏe mắt tốt hơn. Thường xuyên kiểm tra thị lực, cho mắt nghỉ ngơi và hoạt động ngoài trời có thể giúp ích cho việc phòng tránh cận thị tiến triển. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc mắt đơn giản cho người bị cận thị:
Cách phòng tránh cận thị tiến triển đơn giản nhất là hạn chế thời gian trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử cầm tay, điện thoại và các hoạt động khác liên quan đến máy tính.
Khi trẻ ở nhà, hãy theo dõi thời gian con bạn dành cho việc đọc, viết và các công việc tương tự trong ngày. Hãy khuyến khích con bạn nghỉ ngơi sau 30-40 phút học tập. Sau đó, hãy hướng dẫn trẻ nhìn các vật ở xa trong khoảng 3-5 phút. Ví dụ như nhìn xa qua cửa sổ hoặc ngắm không gian bên ngoài một lát để mắt được nghỉ ngơi.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các hoạt động ngoài trời có thể trì hoãn sự khởi phát hoặc tiến triển của bệnh cận thị ở trẻ em. Vì vậy, hãy để cho trẻ chơi thể thao ngoài trời, đi dạo trong công viên hoặc đi dã ngoại cùng gia đình nhiều hơn.
Khi ra ngoại, hãy cho trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, tránh việc đọc sách hoặc chơi điện tử. Việc vận động không chỉ giúp ích cho việc phòng tránh cận thị tiến triển mà còn giúp tăng cường sức khỏe thể chất.
Không có cách tự nhiên nào giúp chữa khỏi cận thị, nhưng bạn có thể rèn luyện một số thói quen giúp phòng tránh cận thị tiến triển như sau:
- Đảm bảo trong phòng có đủ ánh sáng cho việc đọc sách cũng như làm việc
- Khi đọc, hãy chắc chắn rằng bạn cầm sách cách mắt khoảng 30 cm
- Chọn những cuốn sách có bản in lớn
- Không đọc sách trên giường và trên xe đang di chuyển
- Khi làm làm việc, hãy đảm bảo khoảng cách giữa mắt và màn hình máy tính là 50 cm
- Điều chỉnh màn hình máy tính để giảm độ chói do phản xạ của các nguồn sáng khác
- Ngồi cách tivi một khoảng cách phù hợp với kích thước của nó; tivi càng lớn, bạn và trẻ nên ngồi càng xa.
Ngay cả khi trẻ đã được kiểm tra cận thị ở trường, bạn nên đưa con đi khám nếu trẻ có biểu hiện lác mắt, nhức đầu hoặc nhìn mờ. Việc thăm khám mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện bạn và trẻ phát hiện nhiều bệnh về mắt dù không có nhiều biểu hiện bất thường.
Nếu phát hiện cận thị sớm, bác sĩ sẽ giúp bạn hoặc trẻ có được phương án điều trị thích hợp để phòng tránh cận thị tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
Ngoài việc kiểm tra mắt và tham gia các hoạt động ngoài trời, bạn nên chăm sóc bản thân và con bằng một lối sống lành mạnh:
- Đảm bảo một chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây
- Ăn nhiều thức ăn có lợi cho sức khỏe
- Khuyến khích ăn các loại thức ăn chứa omega-3 tốt cho mắt, chẳng hạn như cá hồi
- Cố gắng đảm bảo giấc ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm để mắt được nghỉ ngơi
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị công nghệ
Đeo kính đúng theo kê đơn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tầm nhìn của bạn và trẻ, đây là phương án tốt giúp phòng tránh cận thị tiến triển. Kính cận thị có gọng thường rất phù hợp với trẻ em bởi nó dễ vệ sinh và tháo rời.
Dưới đây là một số mẹo hữu ích mà người đeo kính nên áp dụng để duy trì tuổi thọ cho đôi kính:
- Khi muốn tháo kính hoặc đeo, hãy dùng cả hai tay
- Không đặt kính xuống bàn hoặc các bề mặt cứng khác vì rất dễ làm xước tròng kính
- Hãy vệ sinh kính ít nhất 1 lần mỗi ngày để đảm bảo kính không bám bụi bẩn hoặc các vi khuẩn có hại cho mắt
- Nếu không thể nhìn rõ ngay cả khi đeo kính hoặc gặp các tình trạng như đau đầu, chóng mặt và nôn ói thì có thể kính không phù hợp. Lúc này, hãy đến gặp bác sĩ để được kê toa một đôi kính mới phù hợp hơn.
Trước khi quyết định đeo kính cận, bạn cần đọc bài viết này: Tất cả những gì bạn cần biết trước khi quyết định đeo kính cận thị
Bạn cũng có thể dùng cả kính gọng lẫn kính áp tròng để chỉnh sửa tật cận thị. Kính áp tròng thuận tiện hơn trong các hoạt động thể thao và cần di chuyển nhiều. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng kính áp tròng cận thị:
- Hãy đảm bảo được hướng dẫn sử dụng kính áp tròng đúng cách từ bác sĩ
- Luôn rửa tay sạch trước khi cầm kính áp tròng
- Cắt móng tay sạch sẽ để tránh là xước kính áp tròng
- Không đeo kính áp tròng nếu cảm thấy khó chịu hoặc đỏ mắt
- Dùng thuốc nhỏ mắt bôi trơn bất cứ khi nào cảm thấy mắt bị khô
- Luôn mang theo bên mình kính gọng dự phòng trường hợp không thể đeo kính áp tròng.
Nguồn dịch: https://www.healthhub.sg/live-healthy/719/Reduce%20the%20risk%20of%20Myopia