7 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu lợi khuẩn cần bổ sung ngay

7 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu lợi khuẩn cần bổ sung ngay
Lợi khuẩn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đường ruột. Để giúp sức khỏe đường luôn trong trạng thái tốt, bạn cần nắm được dấu hiệu cơ thể thiếu lợi khuẩn.

Chúng ta đều biết rằng sức khỏe đường ruột là vấn đề rất quan trọng. Một đường ruột tốt sẽ hạn chế các vấn đề như tiểu đường, béo phì, bệnh tự nhiễm, viêm khớp, hội chứng mệt mỏi mãn tính, trầm cảm... Do đó, một câu nói được nhiều người quan tâm muốn viết chính là làm cách nào để nhận biết dấu hiệu cơ thể thiếu lợi khuẩn. 

1. Thiếu lợi khuẩn gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa

Đầy hơi, khó tiêu hay tiêu chảy là dấu hiệu cơ thể thiếu lợi khuẩn hay cơ thể đang mắc rối loạn chức năng đường ruột. Phần lớn gặp phải các triệu chứng này là do sức khỏe của cơ thể đang suy yếu hoặc cũng có thể do số lượng và sự đa dạng của các loại vi khuẩn ở bên trong ruột, dạ dày và ruột kết.

Những loại vi khuẩn sống trong đường ruột này được gọi là các microbiome. Cơ thể bạn sẽ gặp phải các triệu chứng trên khi hệ vi sinh vật trong ruột này đang không cân bằng. Các nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng "Số lượng và sự đa dạng của vi khuẩn sống bên trong ruột sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe của hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể".

Thiếu lợi khuẩn sẽ dẫn đến các hiện tượng như đầy hơi, khó tiêu do thực phẩm trong ruột của bạn đang lên men. Nguyên nhân là do lượng axit ở bên trong dạ dày không đủ để có thể phá vỡ các thực phẩm đã ăn hoặc sự mất cân bằng vi khuẩn.

2. Cảm thấy thèm đường

Theo như nghiên cứu được tiến hành bởi các chuyên gia đã phát hiện ra rằng các loại vi khuẩn ở trong đường ruột sẽ có thể tiết ra các loại protein đặc biệt. Các loại protein này tương tự như các hoocmon giúp điều hòa cơn đói là leptin và ghrelin. Chúng có khả năng ảnh hưởng tới cả tâm trạng và sự thèm ăn của cơ thể. Đây cũng là một dấu hiệu điển hình cho thấy cơ thể đang thiếu lợi khuẩn. 

Một kết quả nữa là lượng vi sinh vật trong cơ thể sẽ tác động và khiến bạn thèm ăn những thực phẩm có thể giúp chúng phát triển mạnh. Bởi vậy nếu cơ thể cảm thấy thèm đường có nghĩa là lượng vi sinh có hại trong cơ thể đang chiếm phần hơn. Bởi đường sẽ giúp cho chúng phát triển tốt hơn và lúc này chúng sẽ tiết ra các loại protein khiến cho cơ thể của bạn cảm thấy thèm đường. Để hạn chế tình trạng cơ thể thiếu lợi khuẩn, bạn nên bổ sung thực phẩm như sữa chua, men vi sinh...

3. Hôi miệng

Thiếu lợi khuẩn thường gây ra tình trạng hôi miệng.  Chứng hôi miệng hay còn được biết đến là hôi miệng mãn tính cũng là dấu hiệu cơ thể thiếu lợi khuẩn và thừa lợi khuẩn. Trong phần lớn các trường hợp gặp phải triệu chứng này thì hôi miệng đều có bắt đầu và nguồn gốc từ các loại vi khuẩn gây mùi sinh sống ở giữa phần nướu với răng và phần trên lưỡi. 

Một số trường hợp khác nguyên nhân là từ các loại vi khuẩn có liên quan tới bệnh nướu răng. 

Để cho cơ thể có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là điều cần thiết và tối quan trọng nếu muốn có được sức khỏe tổng thể tối ưu. Để làm được điều này thì việc kiểm soát được tỷ lệ giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong cơ thể là một điều đặc biệt quan trọng.

Nếu như hệ sinh vật đường ruột trong cơ thể của bạn đang nằm ở mức kém tối ưu thì điều đó sẽ khiến cho cơ thể và sức khỏe dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động có hại hơn. Từ đó cơ thể sẽ dễ mắc phải một số bệnh như hôi miệng, nhiễm trùng thận hoặc bệnh tiểu đường được quản lý kém.

4. Dị ứng với thực phẩm

Nếu như cơ thể của bạn không thể dung nạp thực phẩm như bơ sữa hoặc gluten thì gần như chắc chắn 100% rằng ruột đang bị rò rỉ. 

Việc đường ruột là nơi quyết định những gì có thể vào hoặc ra của cơ thể. Hay nói cách khác đường ruột chính là người gác cổng của cơ thể. Ruột có chức năng quan trọng đó là giúp cơ thể ngăn chặn các chất lạ xâm nhập. Bất cứ thứ gì đi vào miệng mà không được dạ dày tiêu hóa thì sẽ vượt qua đầu kia.

Nếu bạn đang mắc phải hội chứng ruột rò rỉ tức là lúc này hàng rào ruột đang có vấn đề. Đây cũng chính là dấu hiệu cơ thể thiếu lợi khuẩn.

Lúc này phần lớn các phân tử protein sẽ thoát vào trong máu. Bởi lẽ các protein thấm vào máu này đều không thuộc về ruột, do đó cơ thể sẽ tạo thành các phản ứng miễn dịch và tấn công chúng.

5. Triệu chứng tâm trạng thường xuyên lo lắng và trầm cảm

Nếu như chức năng đường ruột của cơ thể bị tổn thương sẽ dẫn tới việc thiếu hụt lượng vi chất dinh dưỡng và lợi khuẩn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần.

Ruột bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hấp thụ và sử dụng dopamine và serotonin của cơ thể. Đây là các hormone hạnh phúc của cơ thể tương tự như vitamin D.

Các nghiên cứu đã cho thấy việc hoạt động của hệ thống tiêu hóa không chỉ giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn mà còn có khả năng ảnh hưởng tới cảm xúc của cơ thể. Do đó, nếu bạn thấy dấu hiệu cơ thể thiếu lợi khuẩn này hãy bổ sung lợi khuẩn ngay để điều chỉnh tâm trạng nhé!

6. Mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu của các nhà khoa học đã thực hiện việc so sánh sự trình bày của các loại vi khuẩn bên trong đường ruột với nhiều đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy nếu như cơ thể khỏe mạnh thì sẽ có đủ cả 3 loại lợi khuẩn đó là Blautia, Serratia và Akkermansia. Những người có thể trạng kém, thiếu lợi khuẩn dễ mắc bệnh tiểu đường hơn người bình thường. 

Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường có thể là phản ứng giữa các vi khuẩn đường ruột. Và bệnh tiểu đường có thể là do phản ứng miễn dịch gây ra bởi một số loại vi khuẩn ở đường ruột. Các vi khuẩn này sẽ tiết ra các độc tố xâm nhập và sẽ gây viêm trên khắp cơ thể bao gồm cả gan và mỡ từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa tổng thể và độ nhạy insulin.

7. Triệu chứng ức chế miễn dịch

Mối quan hệ giữa các điều kiện tự miễn và hội chứng ruột bị rò rỉ là rất lớn. Nếu như có thể giúp loại bỏ gluten và chữa lành ruột thì sẽ có thể giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng và làm đảo ngược được hầu hết các bệnh tật.

Ngày càng có nhiều cuộc nghiên cứu đưa ra kết luận rằng tăng tính thấm ruột sẽ có đóng góp vai trò gây bệnh trong các loại bệnh tự miễn khác nhau trong đó có bao gồm bệnh celiac và tiểu đường loại 1.

Nếu như cơ thể thường xuyên mắc bệnh hay dễ bị nhiễm trùng thì đây cũng là một triệu chứng cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang bị ức chế và cần bổ sung lợi khuẩn ngay.

Dấu hiệu cơ thể thiếu lợi khuẩn được biểu hiện rõ nhất ở đường tiêu hóa. Điều này có nghĩa là khi bạn xuất hiện các dấu hiệu như đầy hơi, thèm đường, dị ứng thực phẩm hay bệnh tiểu đường chính là tín hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu đi những lợi khuẩn cần thiết cũng như sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.


Tác giả: Lê Thọ Hưng