Ung thư vòm họng là bệnh lý xuất hiện khối u ác tính ở vọng họng (phần phía trên của họng, sau mũi). Đây là loại ung thư hiếm gặp, thường xuất hiện ở nam giới từ 30-50 tuổi nhiều hơn nữ giới.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, có thể khoanh vùng được những yếu tố nguy cơ cao gây ra căn bệnh này.
- Bị nhiễm virus EBV hoặc HPV
- Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ)...
- Uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá
- Do di truyền
- Do tuổi tác
Như vậy, nếu bạn là người hút thuốc lá, uống bia rượu hoặc thường xuyên ăn thực phẩm lên men như dưa, cà muối, thực phẩm chứa nhiều muối như cá muối, nước mắm có chứa nhiều chất nitrosamin... thì bạn có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn bình thường.
Ở các giai đoạn sớm, bệnh ung thư vòm họng rất khó để phát hiện. Nhưng có những dấu hiệu ung thư vòm họng điển hình như sau, mọi người hãy lưu ý:
- Giọng nói thay đổi như khàn tiếng hay nói không rõ chữ
- Xuất hiện tình trạng khó khăn khi nuốt thức ăn (khó nuốt)
- Giảm cân (không do ăn kiêng)
- Đau họng
- Ho không dứt (có thể ho ra máu)
- Viêm hạch bạch huyết ở cổ
- Thở khò khè (khó thở)
- Đau tai.
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn đang có các triệu chứng trên và chúng không khỏi sau 2−3 tuần.
Nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng sống thêm 5 năm sau điều trị đạt 80-90% ở giai đoạn 1 và 2, 30-40% ở giai đoạn 3 và 15% ở giai đoạn 4. Tuy nhiên, 90-97% bệnh nhân ở nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn 3 và 4 nên tỷ lệ sống không cao.
Điều trị ung thư vòm họng được các bác sĩ sử dụng nhiều biện pháp điều trị dựa vào cơ địa người bệnh, tuổi tác, giai đoạn bệnh... bằng các biện pháp sau:
- Phẫu thuật: Đây là cách nhanh chóng nhất loại bỏ các khối u vòm họng ra khỏi cơ thể người bệnh. Cách điều trị này hiếm khi được áp dụng vị vòm họng có vị trí chật hẹp, nếu tiến hành phẫu thuật sẽ phải kết hợp phẫu thuật nền sọ và nội soi vòm họng.
Phương pháp này có thể gây đau cho người bệnh nhưng là cách loại bỏ khối u trực tiếp hiệu quả nhất. Có trường hợp sau khi xạ trị hoặc xạ hóa trị bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
- Hóa trị: Trong điều trị ung thư vòm họng hóa trị được xem là cách tốt nhất. Phương pháp này tiến hành bằng cách tiêm thuốc vào tĩnh mạch hoặc cho người bệnh uống thuốc dưới dạng viên. Thời gian uống thuốc, đơn thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
- Xạ trị: Điều trị ung thư vòm họng bằng phương pháp xạ trị là phương pháp xạ trị là quan trọng nhất. Các bác sĩ sẽ chiếu các tia xạ vào vòm họng để tìm ra khối u và hạch cổ của bệnh nhân. Khoa học y khoa ngày càng phát triển, bằng phương pháp xạ trị, có thể xác định chính xác vị trí khối u.
Có 2 cách xạ trị là xạ trị ngoài và xạ trị trong (Xạ trị ngoài là dùng tia X để chiếu vào vòm họng, xạ trị trong là sử dụng ống dẫn nguồn phóng xạ, chiếu vào các khối u nằm trong vòm họng).
Điều trị ung thư vòm họng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của người bệnh. Mức chi phí điều trị ung thư vòm họng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Theo thống kê của Bộ Y Tế hiện nay, điều trị bệnh ung thư vòm họng có chi phí trung bình cho lần khám đầu tiên là 5 – 10 triệu đồng trở lên. Và số tiền mà bệnh nhân phải chi trả cho bệnh ung thư trong suốt giai đoạn chữa trị lên đến 100 – 500 triệu.
Dù chưa có cách phòng tránh đặc hiệu căn bệnh ung thư vòm họng nhưng các nhà khoa học vẫn khuyên chúng ta nên có một lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để phòng tránh những yếu tố nguy cơ cao gây ra căn bệnh này, cụ thể:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, việc từ bỏ thuốc lá làm giảm đáng kể nguy cơ gây ung thư vòm họng. Nếu bạn không hút thuốc lá, bạn đã tránh xa được một tác nhân rất lớn gây nên căn bệnh này.
- Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn.
- Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều muối như thịt muối, cá muối, các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối...
- Không ăn đồ ăn quá nóng có thể gây tổn thương hầu họng dẫn đến ung thư vòm họng.
- Tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Ung thư vòm họng có thể chữa khỏi được nếu như người bệnh nhận biết được các dấu hiệu của bệnh sớm và kịp thời đi khám để bác sỹ có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.