7+ cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, dễ thực hiện tại nhà

7+ cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, dễ thực hiện tại nhà
Làm thế nào để thoát khỏi những cơn đau đớn, khó chịu do nhiệt miệng gây ra? Dưới đây là những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

1. Nhiệt miệng là gì?

Khi bị nhiệt miệng khoang miệng sẽ xuất hiện đốm trắng viền đỏ xung quanh mang đến cảm giác rát, xót. Vết loét và nhiệt miệng được phát triển trên mô mềm trong khoang miệng như lưỡi, môi, nướu.

Đây là tình trạng không hiếm gặp, xảy ra phổ biến tại mọi đối tượng khác nhau. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại khiến cho việc sinh hoạt thường ngày của người bị ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt trong giao tiếp và ăn uống. Bởi khi ăn phải thức ăn nóng, cay gây nên cảm giác đau rát, khó chịu.

7+ cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, dễ thực hiện tại nhà - Ảnh 2.

Khi bị nhiệt miệng khoang miệng sẽ xuất hiện đốm trắng viền đỏ xung quanh mang đến cảm giác rát, xót. (Ảnh: Internet)

2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng: cơ thể thiếu hụt vitamin B9, B12 cùng khoáng chất như sắt, kẽm.

- Suy giảm miễn dịch: hệ miễn dịch kém khiến khả năng chống vi khuẩn yếu đi, làm cho chúng tấn công vào cơ thể hình thành và phát triển nên vết loét nhiệt miệng.

- Tổn thương miệng: các vết loét có thể xuất hiện do khi đánh răng mạnh gây tổn thương mô mềm, nướu, lưỡi.

- Chức năng gan kém: khi gan không thể loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể sẽ tích tụ dần, lưu lại tại vùng miệng gây nên viêm loét.

Đọc thêm:

Hạt trắng trong miệng là bệnh gì?

Giảm ngay tình trạng nhiệt miệng mùa hè với các loại nước uống này

3. Các cách chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả nhất

Lưu ý, các cách dân gian chữa nhiệt miệng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bị nhiệt miệng cần căn cứ theo tình trạng bệnh để thăm khám và xin ý kiến tư vấn từ thầy thuốc, tránh những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.

Mật ong

Mật ong là một loại kháng sinh thiên nhiên giúp kháng khuẩn và chống viêm. Bôi mật ong nguyên chất lên chỗ loét hàng ngày sẽ làm dịu tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng. Hãy thực hiện việc này 2 - 3 lần hàng ngày, nên bôi trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

7+ cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, dễ thực hiện tại nhà - Ảnh 2.

Mật ong là một loại kháng sinh thiên nhiên giúp kháng khuẩn và chống viêm. (Ảnh: Internet)

Nước muối loãng

Súc miệng 2 lần hàng ngày bằng nước muối loãng sẽ nhanh khô vết loét. Bạn nên sử dụng chai nước muối bán tại các hiệu thuốc để vừa đảm bảo an toàn, vừa tiện lợi.

Bột sắn dây

Theo Đông Y, bột sắn dây có tác dụng giải độc, ngăn chặn tình trạng nóng trong gây nhiệt miệng. Dùng bột sắn dây pha cùng một cốc nước ấm để bột hòa tan tạo thành một hỗn hợp hơi sệt. Nếu thích uống đặc thì bạn có thể cho thêm bột.

Dầu dừa

Chất acid lauric trong dầu dừa hỗ trợ giảm đau, giảm sưng do nhiệt miệng gây nên. Thoa một lượng vừa đủ dầu dừa tại chỗ viêm vài lần 1 ngày để vết nhiệt miệng chóng lành hơn.

Cà chua

Cà chua có tình bình, mang vị chua nhẹ xen lẫn vị ngọt rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt thải độc. Khi gặp phải tình trạng nóng trong người dẫn đến lở miệng thì hãy ăn cà chua sống, hoặc ngậm nước ép cà chua hàng ngày. Cách này sẽ giúp cho tình trạng nhiệt miệng của bạn thuyên giảm.

Nước ép khế chua

Dùng 2 - 3 quả khế chua giã dập, đem đun sôi ngập nước. Khi nước nguội thì ngậm và nuốt từ từ, thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày..

7+ cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, dễ thực hiện tại nhà - Ảnh 3.

Nước ép khế chua có tác dụng làm giảm nhiệt miệng. (Ảnh: Internet)

Sử dụng nước súc miệng đặc trị

Nước súc miệng nha khoa đẩy nhanh quá trình làm dịu vết loét, hạn chế nhiệt miệng tái phát. Dùng nước súc miệng thường xuyên 2 - 3 lần một ngày để kiểm soát tình trạng bệnh. Lưu ý, bạn không được sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây ảnh hưởng xấu cho răng miệng.

4. Những việc cần tránh khi bị nhiệt miệng

- Vừa nhai thức ăn vừa nói chuyện: Vì làm vậy rất dễ gây thêm tổn thương cho tế bào của miệng

- Sử dụng thực phẩm gây kích ứng khoang miệng: Các loại hạt sấy khô, bánh kẹo, loại quả chứa axit cao như bưởi, dứa, cam, chanh…

- Ăn đồ chiên nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước uống có ga

5. Cần làm gì khi bị nhiệt miệng

- Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ: đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày, sử dụng chỉ nha khoa thay cho việc dùng tăm xỉa răng, dùng bàn chải mềm để hạn chế kích ứng miệng

- Ăn thức ăn lành mạnh, hạn chế tối đa những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến khoang miệng khiến cho tình trạng nhiệt miệng nặng hơn

- Uống nhiều nước vừa giúp đẹp da lại thải độc rất tốt

Hãy áp dụng ngay những biện pháp trên để điều trị và hạn chế tình trạng nhiệt miệng khó chịu. Nếu tình trạng nặng hơn: loét ngày càng lớn, thêm nhiều vết khác, sốt, tiêu chảy… thì phải đến ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: What Causes Mouth Ulcers and How to Treat Them

https://suckhoehangngay.vn/7-cach-chua-nhiet-mieng-nhanh-nhat-de-thuc-hien-tai-nha-20220216161809249.htm
Tác giả: Phạm Trang