Câu nói nổi tiếng của Ông tổ ngành Y Hippocrates, "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn và thuốc là thức ăn của bạn" - có nghĩa là thức ăn mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể tiềm ẩn nhiều lợi ích tích cực đối với việc điều trị bệnh tật và thậm chí là ngăn ngừa nó.
Khi bị bệnh, ngoài việc tuân thủ theo đúng y lệnh của bác sĩ thì bạn có thể lựa chọn nhiều loại thực phẩm để hỗ trợ quá trình điều trị một cách tự nhiên nhất và ít tác dnjg phụ nhất.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm hàng ngày để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh là ăn các loại rau xanh như bông cải xanh.
Bông cải xanh rất giàu các hợp chất hoạt tính sinh học đến nỗi các nhà nghiên cứu đã gọi nó là "Green Chemoprevention". Kết quả từ các nghiên cứu và thí nghiệm dịch tễ học đã gợi ý rằng một hợp chất gọi là sulforaphane có nhiều trong các loại rau họ cải như bông cải xanh và súp lơ, cải xoăn và bắp cải, hoạt động ở mức độ di truyền để "tắt" các gen ung thư, dẫn đến cái ch.ết có chủ đích của các tế bào ung thư.
Đọc thêm:
+ 11 công dụng của súp lơ: Thực phẩm được mệnh danh là 'kẻ thù' của ung thư
+ Ăn tỏi nhiều có tốt không? Cần lưu ý gì khi ăn tỏi?
Các nghiên cứu cho thấy ăn bông cải xanh sống hoặc hấp chín vài lần một tuần có thể làm giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư da. Ngoài ra, nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên tạp chí Nutrition & Cancer cho thấy rằng ăn sống các loại rau họ cải như bông cải xanh có liên quan đến tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn.
Rau bina là một nguồn mạnh của lutein và zeaxanthin, hai loại carotenoid mà theo một phân tích của các nghiên cứu trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia cho thấy có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ ung thư vú khi tiêu thụ một lượng vừa đủ.
Loại rau xanh này cũng rất giàu folate tăng cường DNA, một loại vitamin B cần thiết trong thai kỳ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS One đã chỉ ra về mối liên hệ giữa mức độ thấp của folate và tăng nguy cơ ung thư vú.
Không giống như các nguồn protein động vật, đậu không chứa chất béo không lành mạnh. Đó có thể là lý do tại sao một nghiên cứu dịch tễ học lớn trên tạp chí JAMA Internal Medicine đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ các loại đậu ít nhất bốn lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 22% so với những người tiêu thụ chúng ít hơn một lần một tuần.
Tương tự như vậy, một phân tích tổng hợp năm 2019 trên tạp chí Advances in Nutrition cho thấy ăn đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại đậu khác thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tim mạch vành và huyết áp cao.
Ăn bột yến mạch thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 và thậm chí có thể giảm bệnh nhờ khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Yến mạch chứa một loại chất xơ hòa tan được gọi là beta-glucan có ích trong việc hỗ trợ sức khỏe của quá trình trao đổi chất.
Trong một nghiên cứu của Tạp chí Journal of Functional Foods năm 2021, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi một nhóm người mắc bệnh tiểu đường type 2 được bổ sung 5 gram yến mạch beta-glucan mỗi ngày một lần đã cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cảm giác thèm ăn và no lâu hơn sau 12 tuần. Sức khỏe đường ruột của họ cũng được cải thiện một cách đáng kể - góp phần vào sự trơn tru của quá trình trao đổi chất.
Các nhà nghiên cứu cho biết, bằng một cách nào đó mà beta-glucan có thể điều chỉnh lượng đường trong máu từ đó giúp làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu. Ngoài ra beta-glucan cũng được chứng minh là có thể giảm cholesterol xấu.
Theo một bài báo năm 2020 trên tạp chí Critical Reviews in Foods Science and Nutrition thì táo đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch, giữ cho mạch máu được dẻo dai và giảm huyêt áp.
Đọc thêm: Hiểu đúng về DASH - chế độ ăn kiêng giúp kiểm soát bệnh cao huyết áp
Ngoài 4,5 gam chất xơ làm giảm huyết áp mà bạn nhận được từ mỗi quả táo, bạn sẽ được hưởng một lượng quercetin giúp ích cho sức khỏe, mà các nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra là một chất chống tăng huyết áp hiệu quả.
Quả việt quất là một "viên thuốc" nhỏ màu xanh rất mạnh trong tự nhiên có thể vô hiệu hóa các yếu tố rủi ro có thể gây viêm trong lối sống của bạn. Những quả mọng này chứa một loại chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid và anthocyanins có thể tắt các gen gây viêm và miễn dịch.
Một đánh giá về nghiên cứu về quả việt quất và anthocyanins của chúng trong ấn bản năm 2020 của Advances in Nutrition đã chứng minh rằng loại quả ngon này có liên quan đến hoạt động chống viêm và các tác dụng có lợi đối với sức khỏe mạch máu, điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Viêm mãn tính mức độ thấp là một phản ứng của hệ thống miễn dịch thường được kích hoạt bởi thói quen lối sống kém góp phần gây ra nhiều rối loạn và bệnh tật, bao gồm viêm khớp, tiểu đường type 2, ung thư, bệnh tim và sa sút trí tuệ.
Nhìn chung các thực phẩm lành mạnh đóng một vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên với mỗi một tình trạng bệnh khác nhau thì người bệnh cần có sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để có thể lựa chọn thực phẩm giúp chữa lành cơ thể phù hợp.
Nguồn dịch: 6 Foods That Heal Your Body