Khoai sọ là tên gọi của giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta (L.) Schott, thuộc họ Ráy (Araceae), thường được trồng để lấy củ. Tại Việt Nam, khoai sọ thường được trồng ở vùng đồng bằng và trung du.
Khoai sọ là loại cây thân thảo, cao khoảng từ 0,5m-2m, có thân ngầm phình to phát triển thành củ, có rễ chùm mọc từ đốt xung quanh thân. Đây là loài cây sống lâu năm
Khoai sọ gồm có củ cái nhỏ và nhiều củ con. Củ khoai sọ ngắn và ruột có màu trắng, nằm trong đất, bề ngoài sần sùi, trên thân củ có nhiều đốt và ở mỗi đốt có mầm phát triển thành nhánh. Mỗi củ có 3 phần: phần vỏ ngoài, vỏ áo và lõi củ.
Theo nghiên cứu thì trong khoai sọ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho việc hấp thụ như: Chất xơ, tinh bột, protein, chất béo, fructose, vitamin C, vitamin B6, canxi, photpho, sắt, kẽm, đồng, magie, natri, kali...
Theo y học cổ truyền thì khoai sọ tác dụng chính vào 3 kinh: tỳ (lá lách), vị (dạ dày) và đại tràng bởi đây là thực phẩm bổ dưỡng có tính bình, vị cay ngọt rất là lành tính. Khoai sọ chữa được tất cả chứng bệnh về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, chán ăn, đầy bụng, ợ hơi,.. là do cả 3 kinh này đều đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn.
Xem thêm:
- 7 tác dụng của quả sung và một số lưu ý về sức khỏe khi ăn
- Quả lê: Điểm danh 8 tác dụng của quả lê không phải ai cũng biết
Việc ăn khoai sọ thường xuyên mang lại cho người dùng nhiều lợi ích như:
Theo nghiên cứu thì 100g khoai sọ cung cấp 11% nhu cầu chất xơ của cơ thể hằng ngày. Đây được coi là lượng chất xơ dồi dào có ở trong loại củ này. Đồng thời trong khoai sọ còn có carbohydrate phức hợp có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, làm việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn phòng tránh hiện tượng táo bón xảy ra.
Khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất như kali, kẽm, đồng, sắt, mangan và magie tốt cho sức khỏe. Kali là thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch của cơ thể, góp phần điều hòa nhịp tim. Đối với người có huyết áp cao, kali còn có tác dụng ổn định và làm giảm huyết áp; Trong khoai sọ còn chứa hơn 17 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể và chứa omega-3 và 6 rất tốt với tim mạch, góp phần ngăn ngừa ung thư cũng như phòng tránh bệnh tật nói chung.
Khoai sọ chứa vitamin và phốt pho hỗ trợ cho những người bị viêm thận. Có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày để nấu ăn nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường.
Lượng gluxit được đưa vào mỗi ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng, đây là nhu cầu năng lượng cần thiết mà các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định. Và theo nghiên cứu thì trong khoai sọ chứa nhiều gluxit góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể. Nhất là đối với người mới ốm dậy, người bị gầy thì nên dùng canh khoai sọ móng giò hay khoai sọ nấu thịt sẽ giúp cơ thể mau chóng phục hồi.
3.5. Cải thiện hệ thống miễn dịch
Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác có trong khoai sọ sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng chống được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
3.6. Giúp giải nhiệt
Khoai sọ nấu với cua và rau muống, sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng khát nước, giải nhiệt trước thời tiết nóng bức, khó chịu đặc biệt là vào thời kỳ mùa hè
Không chỉ củ khoai sọ có tác dụng chữa bệnh mà lá khoai sọ có tính mát, vị cay giúp chữa bệnh ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy. Bên cạnh đó, cuống lá khoai sọ được sử dụng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, điều hòa chức năng tiêu hóa. Hoa khoai sọ có tính bình, vị the có khả năng chữa đau dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng.
- Chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn bằng cháo khoai sọ, củ mài: Nấu cháo ăn trong ngày cùng với nguyên liệu sau: khoai sọ 200g, sơn dược (củ mài) 50g, gạo tẻ 50g.
- Chữa cơ thể suy nhược sau khi bị bệnh bằng canh khoai sọ thịt lợn: Nấu canh ăn trong các bữa cơm cùng với nguyên liệu sau: khoai sọ 100g, thịt lợn nạc 50g. Hoặc chè khoai sọ táo tàu được làm từ 250g khoai sọ (gọt vỏ thái thành miếng nhỏ), 50g táo tàu, 50g đường đỏ, nấu nhỏ lửa thành món chè và ăn trong ngày.
- Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Dùng 30g lá khoai sọ, 30g củ cà rốt, tỏi vài nhánh sắc với 1 lượng nước vừa đủ để uống
- Chữa mụn nhọt, đầu đinh: Đun sôi và nghiền nát củ khoai tươi và giấm với liều lượng bằng nhau sau đó đắp vào chỗ đau.
- Thông hầu họng kháng độc: Sắc trong 2 giờ khoai sọ 15 - 20g và rễ kỷ tử 50g sau đó gạn lấy nước uống ngày 1 lần. Uống liên tục 60 ngày sẽ giúp thông hầu kháng độc có trong người
- Chữa vết thương kín sưng nề: Giã nát khoai sọ 120g, hành sống 3 củ, thêm chút rượu trộn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ có vết thương kín sưng nề bầm tím.
- Trị rắn cắn, ong đốt: Lá khoai tươi giã nát, đắp vào chỗ bị cắn hoặc bị đốt.
- Chữa mề đay: Nguyên liệu gồm bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc lên và uống.
Khoai sọ tốt cho sức khỏe nhưng cũng có 1 số lưu ý mà bạn nên để tâm khi sử dụng như:
- Nên vứt bỏ các phần bị hỏng và mọc mầm để tránh gây ngộ độc.
- Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất một lượng lớn protein trên vỏ.
- Nên đeo găng tay khi gọt để tránh gây kích ứng da do khoai sọ có thể gây ngứa.
- Khi chế biến thành món ăn, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín để giảm bớt hàm lượng calci oxalat. Và vì hàm lượng calci oxalat quá lớn nên những người mắc bệnh gout không nên ăn khoai sọ bởi nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
- Người bị đờm không nên ăn khoai sọ do có thể làm tăng lượng đờm và làm việc phục hồi trở nên lâu hơn.
- Hạn chế hoặc không nên cho trẻ ăn khoai sọ nhiều vì hệ tiêu hóa của trẻ em yếu nên tiêu hóa khoai tương đối chậm.
Nguồn tham khảo: