Nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh. Chính vì vậy việc uống đủ nước và biết uống đúng cách là hết sức cần thiết. Thực tế, nhiều người vẫncó những quan niệm sai lầm khi uống nước dẫn đến nhiều hệ luỵ về sức khoẻ.
Đây là là một sai lầm khi uống nước mặc dù việc này có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố, đốt cháy calo, giảm cân. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ vô cùng nguy hiểm. Có hai lý do giúp bạn tránh uống nhiều nước trước thời điểm lên giường là:
- Thứ nhất, nước khiến bạn khó ngủ hơn, đồng thời gây gián đoạn giấc ngủ khi phải bật dậy để đi WC nhiều lần.
- Hơn nữa là thận của chúng ta hoạt động chậm hơn vào ban đêm, trong khi việc uống nước cũng đồng nghĩa với việc ép thận làm việc. Chân tay và mặt có thể bị sưng phù vào sáng hôm sau.
Ngoài ra, uống nhiều nước trước khi ngủ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như viêm đường tiết niệu, cản trở cân bằng điện giải, gây áp lực cho thận và nguy cơ co giật cao.
Đây là một quan niệm sai lầm khi uống nước rất nghiêm trọng. Khi cảm thấy khát nước có nghĩa là dấu hiệu của việc cơ thể bạn đang thực sự thiếu nước. Thiếu nước trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Hơn nữa chờ khát mới uống khiến cơ thể khó hấp thu, hoặc phải hoạt động quá tải trong quá trình hấp thụ ngắn dẫn tới gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra nếu để tình trạng khát nước kéo dài, bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh về bài tiêt như sỏi thận hay táo bón. Chính vì vậy, hãy uống nước ngay khi có thể và uống thành nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ nước.
Khi nước được đun đi đun lại nhiều lần cũng là một sai lầm khi uống nước. Khi đun nhiều, nước sẽ trải qua quá trình thủy phân ngừng bốc hơi làm hàm lượng nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên. Khi hấp thụ các chất này cho cơ thể sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, có thể là những bệnh mãn tính.
Đây cũng là sai lầm khi uống nước mà rất nhiều người gặp phải. Cơ thể người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước một ngày, chưa tính lượng nước cung cấp qua nước canh, súp... trong các bữa ăn. Đối với trẻ em sẽ xác định lượng nước được cung cấp dựa vào cân nặng của trẻ.
Uống càng nhiều nước càng tốt là thói quen sai lầm khi uống nước - Ảnh minh họa
Tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.
Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo. Ngoài ra, nước cũng sẽ rửa trôi nước bọt, trong khi đây là thứ chứa enzyme cần thiết để bổ trợ cho quá trình tiêu hóa.
Sai lầm khi uống nước này cũng là nguyên nhân khiến bụng bạn bị phình, cơ thể tăng mức đường huyết và gây dư thừa lượng acid trong dạ dày.
Nghiên cứu cho thấy rằng chất hóa học gây ra cảm giác cay trong miệng là capsaicin, đây là phân tử không phân cực, chỉ hòa tan trong các chất không phân cực khác. Trong khi đó nước là phân tử phân cực, không thể làm dịu cảm giác cay trong miệng. Đây là lý do tại sao nó là quan niệm sai lầm khi uống nước.
Thay vì làm giảm đau, giảm cay, nước có thể làm lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng. Điều này càng làm cho bạn có cảm giác nóng rát khắp miệng và còn cảm thấy khát nước hơn. Để cải thiện tình trạng này thì bạn nên uống sữa. Bởi capsaicin chỉ tan trong các dung dịch không phân cực như sữa.