6 nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
6 nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi
Chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi đúng cách, khoa học sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình phục hồi và khỏe mạnh hơn, kéo dài thời gian sống.

Lưỡi là một bộ phận quan trọng trong quá trình ăn uống và tiêu hóa của cơ thể con người. Việc bộ phận này tổn thương trước hết ảnh hưởng tới chức năng của lưỡi, sau đó là làm nhiễu loạn hoạt động của các bộ phận khác. Một tổn thương dù nhỏ nếu không ngăn chặn sớm đều tiềm ẩn nguy cơ suy giảm cả một cơ thể.

Khi không may mắc bệnh ung thư lưỡi, bệnh nhân cần chú ý tới việc chăm sóc bộ phận lưỡi nói riêng và cả cơ thể nói chung. Trong đó, chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư lưỡi đóng vai trò rất quan trọng.

Bệnh nhân ung thư lưỡi thường có lưỡi rất nhạy cảm. Vậy nên, chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư lưỡi luôn phải sạch sẽ, không có tính kích thích mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể tham khảo.

1. Chế độ ăn loãng, mềm

Mắc bệnh, bệnh nhân thường rất khó khăn trong việc ăn uống. Vậy nên, các loại thực phẩm cứng, khó nhai nuốt nên loại bỏ trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư lưỡi.

Nguồn dinh dưỡng tới từ cháo nấu loãng hoặc sữa có thể được dùng thường xuyên bởi lợi ích của nó. Cháo nấu loãng, xay thịt rau kĩ có thể giúp bệnh nhân dễ ăn mà vẫn đủ chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể chế biến với nhiều loại nguyên liệu khác nhau để bệnh nhân không bị chán ăn bởi các món quen thuộc.

Sữa là nguồn dinh dưỡng quen thuộc với những người gặp vấn đề sức khỏe. Trong sữa cũng chứa rất nhiều các loại vi chất khác nhau cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, cũng như cháo dinh dưỡng, sử dụng sữa cũng tránh nguy cơ các vết xước, tổn thương xuất hiện do thức ăn cứng gây nên.

Bệnh nhân ung thư lưỡi nên tập trung sử dụng những loại thức ăn lỏng, mềm và không quá nhiều dầu mỡ. Các nguồn thực phẩm cứng, giòn, nhiều dầu mỡ nên hạn chế sử dụng.

2. Chú ý bổ sung chất xơ và vitamin

Trong rau có nguồn chất xơ và vitamin dồi dào cần thiết cho cơ thể con người. Nếu chưa ăn được rau ngay, bạn có thể xay nhuyễn, nấu thành canh hoặc súp cho bệnh nhân dễ nuốt.

Một vài loại rau các chuyên gia khuyên sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư lưỡi gồm các loại rau xanh như đậu cove, súp lơ, cải ngọt,…

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, bệnh nhân ung thư lưỡi nên bổ sung một số loại ngũ cốc để tăng cường dinh dưỡng và chất xơ có lợi.

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, sen, đậu đen, yến mạch,…chứa hàm lượng cao dinh dưỡng có lợi cho người bệnh. Đặc biệt, omega 3 và các vitamin rất tốt cho quá trình hồi phục ở bệnh nhân.

Các loại hạt này có thể xay thành sữa uống hàng ngày. Thời gian nên dùng vào bữa sáng hoặc các bữa phụ. Duy trì thói quen dùng nguồn thực phẩm này trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư lưỡi sẽ giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh.

4. Uống nhiều nước và trái cây

Trái cây bổ sung lượng lớn khoáng chất và vitamin cho những người sử dụng. Bổ sung các loại trái cây có vị ngọt vừa như thanh long, cam, dưa hấu…sẽ giúp xoa dịu cơn đau của bệnh nhân.

Cách chế biến có thể dựa vào sở thích của người bệnh như nấu, xay thành sinh tố hay nước ép hoa quả. Bên cạnh vai trò cung cấp nguồn khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nước còn có vai trò như một cỗ máy vệ sinh. Nước làm sạch khoang miệng, loại bỏ các vi khuẩn đang bám trong miệng. Nó như một công cụ làm sạch sớm ngay từ những bước đầu khi thức ăn vào cơ thể. Từ đó, công việc của các bộ phận sau được đảm bảo và thuận lợi hơn.

Thói quen uống nước rất có lợi sau khi bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Rèn luyện thói quen này sẽ giúp bệnh nhân bảo vệ sức khỏe ổn định hơn.

5. Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Sau điều trị, cơ thể của người bệnh cũng như hệ tiêu hóa vẫn còn yếu nên việc ăn của bệnh nhân nên bình tĩnh, kiên trì. Thay vì nhồi vào trong một bữa, người chăm sóc có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhỏ khác nhau. Lượng thức ăn sử dụng ở một thời điểm giảm, mỗi lần lại là một món khác nhau sẽ khiến bệnh nhân vẫn có khả năng tiêu hóa tốt mà vẫn giữ được hứng thú ăn uống.

6. Không nên tác động nhiều vào lưỡi

Bệnh nhân ung thư lưỡi không nên vận động lưỡi nhiều. Nếu có nhu cầu trao đổi với xung quanh thì có thể dùng giấy bút. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng nên tập thường xuyên để giúp cơ thể không trì trệ. Nếu cơ thể có bất cứ dấu hiệu mệt mỏi nào thì bệnh nhân cần ngưng vận động ngay lập tức.

Bên cạnh các gợi ý trên, quá trình chăm sóc chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư lưỡi cũng cần chú ý tới vấn đề tinh thần. Một tinh thần lạc quan, vui vẻ bao giờ cũng giúp đẩy lùi nhanh chóng bệnh tật hơn những suy nghĩ lo lắng, bồn chồn.


Tác giả: Quang Anh