Theo nghiên cứu thì mùa mưa tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật và nấm mốc phát triển thuận lợi. Bởi vậy mà các bệnh hô hấp cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn, nhất là với những người có hệ miễn dịch suy giảm hay chưa hoàn thiện như người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em.
Để phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa thì ngoài việc ăn uống khoa học, lành mạnh thì có một số lưu ý liên quan tới các thói quen hàng ngày cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Các bệnh hô hấp thường xảy ra vào mùa mưa có thể kể đến như cảm cúm, viêm họng, bệnh cảm lạnh, viêm phổi, hen suyễn,... Dưới đây là một số nguyên tắc bắt buộc phải nhớ để phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa:
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, 70% cơ thể chúng ta là nước, nước đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình trao đổi chất, vận hành các cơ quan trong cơ thể được trơn tru hơn. Ngoài ra, uống nước đầy đủ còn hỗ trợ việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể (qua mồ hôi, đường tiểu) được dễ dàng hơn.
Vào mùa mưa, việc uống đủ nước sẽ giúp cho cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định, từ đó phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa hiệu quả.
Một ngày uống bao nhiêu nước là đủ?
Thực tế thì khối lượng nước cần uống của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào cân nặng và mức độ hoạt động hàng ngày. Tuy vậy, các bác sĩ vẫn khuyên mỗi người nên uống trung bình là 2 lít nước/ngày.
Việc tiếp xúc với nước mưa có chứa bụi bẩn, vi khuẩn, virus và nấm mốc khiến bạn dễ bị cảm cúm, viêm mũi hay dị ứng hơn. Vì thế mà để hệ miễn dịch ít bị xâm nhập nhất bạn cần bảo vệ đường hô hấp cẩn thận. Bạn nên:
- Giữ ấm cơ thể khi đi dưới trời mưa bằng áo mưa ấm, áo/khăn che cổ
- Dùng kính che mắt, đeo khẩu trang nếu có
Ngoài ra, nếu đi mưa về cần tắm nước ấm ngay rồi uống trà, ăn suop/cháo nóng để cân bằng lại thân nhiệt. Bạn có thể tham khảo thêm một số biện pháp làm ấm khi đi mưa về TẠI ĐÂY.
Để tăng cường hệ miễn dịch thì ngoài tập luyện thể dục thường xuyên thì bạn cũng có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại quả họ cam, chanh, bưởi hay kiwi, đu đủ và rau cải xoăn, súp lơ, ổi, ớt chuông,...
Lưu ý: Không nên chỉ chờ tới khi bị ốm mới bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên có thói quen bổ sung vitamin C đầy đủ hàng ngày để giảm thời gian mắc bệnh nếu nhiễm hơn so với nhóm người khác.
Ví dụ, nếu như trẻ em được bổ sung vitamin C đầy đủ hàng ngày thì khi nhiễm cảm cúm thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn trẻ khác, thông thường là 10 ngày nhưng nhóm trẻ này sẽ rút ngắn xuống còn 8 ngày,...
Rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn được xếp vào các loại gây hại cho sức khỏe. Trong đó, rượu, bia còn dễ làm cơ thể của người ốm bị mất nước và làm suy giảm hệ miễn dịch. Đặc biệt là trong ngày mưa gió.
Do vậy, nếu muốn có hệ hô hấp khỏe mạnh trong mưa bão thì bạn cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hay hút thuốc lá và các chất kích thích khác tương tự.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa. Bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây:
- Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc những lần hắt hơi, sổ mũi, nhất là đối với người đang bị các bệnh lây qua đường hô hấp như cảm cúm hoặc cảm lạnh.
- Súc họng, rửa mũi, mắt
Đây được coi là "cửa ngõ" nơi vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vì thế để phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa bạn cần dùng nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi và mắt hoặc các dụng cụ vệ sinh hỗ trợ khác.
Một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo lại những tổn thương khác sau một ngày dài vận động.
Các chuyên gia cho biết, người trưởng thành nên ngủ từ 6 - 8 tiếng/đêm; đối với người cao tuổi có thể ngủ ngắn hơn còn trẻ em thì nên có giấc ngủ dài hơn là tốt nhất.
Ngoài các biện pháp kể trên thì để phòng bệnh hô hấp mùa mưa nhất là cảm cúm thì bạn nên tiêm vaccine phòng cúm đầy đủ. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vaccine tiêm phòng cúm TẠI ĐÂY.