Nguyên nhân đau nhức xương khớp đầu tiên phải kể đến đó là tuổi tác. Vì theo thời gian, các cơ quan phải đối mặt với sự lão hóa, trong đó có các khớp với cấu trúc quan trọng là sụn, chất nhờn ở đầu khớp xương và xương dưới sụn gây bệnh thoái hóa khớp.
Khi khớp bị lão hóa, quá trình phá hủy sụn nhiều hơn là tái tạo, làm cho sụn mỏng dần, chất nhờn ở đầu khớp xương giảm đi, làm giảm sự vận động trơn chu của khớp, hai đầu xương cọ xát vào nhau gây đau, đồng thời áp lực cơ thể sẽ chèn ép phần xương dưới sụn gây đau nhức, đặc biệt khi vận động hay thay đổi tư thế. Các cơn đau nhức có thể xảy ra ở bất kỳ các khớp nào, khớp cổ tay, bàn tay, gối, cột sống…
Đau nhức xương khớp thường gặp ở người trung niên, cao tuổi (ảnh: internet)
Khi thừa cân, béo phì, tình trạng lão hóa toàn thân và thoái hóa sụn khớp, xương dưới sụn sẽ tiến triển nhanh hơn. Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người béo phì được lý giải như sau: Hệ thống xương – cơ – dây chằng của chúng ta được thiết kế với khả năng chịu lực vừa đủ với một người có trọng lượng bình thường.
Thừa cân, béo phì gia làm sụn và xương dưới sụn nhanh bị thoái hóa, gây đau nhức (ảnh: internet)
Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép, hệ thống ấy sẽ bị quá tải, gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp nơi đây bị bào mòn, kéo theo phần xương dưới sụn cũng nhanh chóng bị tổn thương.
Tác động cộng hưởng với quá trình lão hóa sớm ở người thừa cân, béo phì làm sụn và xương dưới sụn bị thoái hóa gây đau đớn. Có thể nói, thừa cân càng sớm, nguy cơ đau nhức xương khớp càng nhiều.
Sự thay đổi của thời tiết như lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, nóng lạnh thất thường… có thể kéo theo hàng loạt những thay đổi bên trong cơ thể. Đặc biệt, nơi nào có khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thay đổi nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
Trời lạnh kèm theo độ ẩm không khí tăng cao, mưa phùn khiến cho cơ, gân bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn, bề mặt sụn khớp giảm sự trơn láng khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau nhức, khó vận động. Đồng thời, trời lạnh làm mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít làm thiếu máu nuôi dưỡng các khớp, sụn khớp cũng trở nên yếu đi, bị bong tróc, làm trơ hai đầu xương dưới sụn. Khi các khớp cử động, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây đau.
Ai cũng biết việc vận động có lợi cho cơ thể nói chung và cho xương khớp nói riêng. Nhưng ở cuộc sống hiện đại với đầy đủ các thiết bị máy móc hỗ trợ công việc, giải trí khiến chúng ta ít vận động hơn, xương khớp càng trở nên uể oải, đây cũng chính là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp.
Ngồi nhiều, ít vận động dễ gây tê cứng khớp (ảnh: internet)
Khi cơ thể được giữ ở một trạng thái nhất định (đứng, ngồi, nằm) trong một khoảng thời gian dài khiến khiến các cơ, gân bị co cứng nên khi chúng ta vận động đột ngột sẽ làm các khớp bị đau nhức, mỏi hơn so với bình thường.
Hơn nữa, việc ít vận động cũng giảm khả năng tuần hoàn máu đến khớp. Lúc này, khả năng tưới máu nuôi dưỡng các sụn khớp không được đáp ứng kịp thời, theo thời gian khiến cho bề mặt sụn khô sần, bong tróc làm biến đổi cấu trúc xương dưới sụn. Chính sự tổn thương của sụn và xương dưới sụn là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp.
Bên cạnh đó, ít vận động dễ gây ra tăng cân, béo phì. Đây là yếu tố là gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, gây ra đau khớp.
Tư thế ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Nhiều người thường có thói quen ngồi chúi về phía trước hoặc còng lưng. Tư thế ngồi này làm tăng áp lực lên cột sống, làm cho cột sống bị đè nén, gây đau nhức lưng, cổ, thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn, thậm chí làm biến dạng cột sống. Vì thế, mọi người nên tập thói quen ngồi đúng tư thế: ngồi phải giữ cho lưng thẳng, đầu và vai hơi ngả về phía sau và thả lỏng.
Tập thói quen ngồi đúng tư thế tránh đau lưng, nhức mỏi vai gáy (ảnh: internet)
Việc ngồi làm việc liên tục, đánh máy vi tính liên tục cũng làm cho các cơ, khớp bị căng cứng, đau nhức. Lâu ngày gây ra phù nề, thoái hóa khớp, nếu nặng cần phải có chỉ định phẫu thuật. Vì vậy, không nên xem thường nguyên nhân tưởng chừng như rất bình thường này.
Những người lao động nặng về thể chất sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn. Việc thường xuyên phải khuôn vác nặng làm tăng áp lực lên các khớp (khớp cổ, khớp gối, khớp háng và cột sống) khiến phần xương dưới sụn nhanh chóng bị tổn thương, các khớp và cột sống bị biến dạng, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa gây đau đớn cho người lao động.
Ngoài ra, chơi thể thao không đúng cách, chấn động liên tục vào một khớp như (dùng máy khoan, đi xuống cầu thang mạnh, đá banh, đánh tennis không đúng cách…) cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gây ra đau khớp. bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.