6 lý do khiến bạn nên thận trọng với phẫu thuật thanh quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
6 lý do khiến bạn nên thận trọng với phẫu thuật thanh quản
Phẫu thuật thanh quản có nên thận trọng không? Liệu phẫu thuật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh?

1. Phẫu thuật thanh quản xong bệnh nhân luôn phải thận trọng khi nói

- Thận trọng khi nói là một vấn đề thiết yếu sau khi phẫu thuật thanh quản. Bệnh nhân cần hạn chế nói trong thời gian điều trị. 

Luyện âm, phát âm đúng, giảm tác động mạnh lên dây thanh, tránh để dây thanh bị căng quá mức là những bước cần được thực hiện để giữ gìn, bảo vệ dây thanh của bạn sau phẫu thuật thanh quản.

- Việc này thực sự khó khăn với những người có tính chất công việc thường xuyên phải sử dụng giọng nói.Tuy nhiên, để tránh những thay đổi của giọng nói vĩnh viễn, bạn nên tránh la hét, nói lớn, giảm thời gian nói trong ngày sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khuếch đại âm thanh như micro hoặc loa nếu phải nói to.

2. Các rủi ro sau phẫu thuật thanh quản

Mỗi một cuộc phẫu thuật thanh quản đều đem đến những rủi ro nhất định như để lại sẹo ở dây thanh gây ảnh hưởng đến giọng nói, nhiễm trùng vết thương,... Chính vì vậy, bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, bệnh viện chuyên về tai mũi họng với những bác sỹ có tay nghề cao, kỹ thuật hiện đại giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro sau phẫu thuật.

3. Việc chăm sóc hậu phẫu rất phức tạp

- Không chỉ gặp rủi ro sau phẫu thuật mà việc chăm sóc hậu phẫu cũng rất phức tạp. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn cho dây thanh ít nhất một đến vài tuần.

- Tiếp theo đó là hạn chế nói to, nói nhiều trong vài tháng kết hợp với luyện âm để phát âm đúng cách, phục hồi giọng nói sau phẫu thuật nhanh hơn, giảm tác động xấu lên dây thanh. Việc luyện nói đôi khi sẽ khiến bạn chán nản, mất tinh thần, trở nên cáu kỉnh.

4. Chi phí cho một cuộc phẫu thuật là không nhỏ

- Để một cuộc phẫu thuật được tiến hành thuận lợi cần có cơ sở y tế tân tiến, hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Song hành với nó, tất nhiên là chi phí cho cuộc phẫu thuật cũng không hề nhỏ và không phải ai cũng có khả năng chi trả.

5. Thủ tục tiến hành phẫu thuật không đơn giản

- Không đơn giản như việc uống thuốc, khi quyết định phẫu thuật, bạn sẽ phải tiến hành làm hàng loạt các xét nghiệm để tránh rủi ro khi phẫu thuật, ký hàng loạt các giấy tờ... Chính vì vậy, bệnh nhân cần chuẩn bị thời gian cũng như tâm lý thật tốt để hoàn thành các thủ tục tiến hành.

6. Các lưu ý sau khi phẫu thuật thanh quản

- Phân bổ thời gian nói hợp lý. Nếu đặc thù công việc phải nói nhiều, nói lớn tiếng thì người bệnh nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ âm thanh như micro, loa nhỏ… 

- Uống nhiều nước, bổ sung các loại trái cây tươi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày Điều trị dứt điểm các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản.

- Đeo khẩu trang khi đi đường, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường khói bụi Không nên la hét, nói to, nói nhiều… 

- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.

- Không uống nước lạnh.

- Tuy nhiên, nếu được chỉ định mà bệnh nhân không thực hiện, bệnh sẽ trở nên trầm trọng. Nguy hiểm hơn, có một số bệnh nhân bị biến chứng dẫn đến căn bệnh ung thư thanh quản. Để ngăn chặn các biến chứng này, ngay khi có bất thường ở thanh quản, người bệnh cần tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả.

Sau phẫu thuật, khâu luyện nói chuẩn là cần thiết, có tác dụng "làm mềm" dây thanh trở lại, cũng như hỗ trợ cải thiện chất lượng giọng nói. Việc tập luyện phát âm cần có sự kiên trì của người bệnh và sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.


Tác giả: Thắng Lê