Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn nếu họ mắc bệnh. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, tiêm vắc-xin là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân (và gia đình bạn) khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được.
Có nhiều loại vaccine mà người cao tuổi cần tiêm để phòng nguy cơ biến chứng nặng hoặc phải nhập viện điêu trị. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và cơ sở tiêm chủng để xác định tình trạng sức khỏe đáp ứng với các loại vaccine cần thiết nào.
Dưới đây là 6 loại vaccine cơ bản mà người cao tuổi nên tiêm:
Người cao tuổi có nguy cơ cao nhất bị biến chứng nặng và tử v.ong do cúm. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì có từ 70 - 85% ca tử v.ong liên quan tới cúm là ở người trên 65 tuổi và có khoảng 50 - 70% các ca nhập viện có liên quan tới cúm ở nhóm tuổi này.
CDC cũng khuyến nghị rằng người cao tuổi nên tiêm vaccine cúm thay vì đường mũi. Ngoài ra, từ đầu năm nay, CDC cho biết, người trên 65 tuổi nên cân nhắc thêm về liều bổ trợ giúp tăng khả năng bất hoạt virus và phản ứng miễn dịch mạnh hơn.
Việc tiêm phòng cúm đầy đủ không chỉ giúp người cao tuổi bảo vệ tốt bản thân mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình, nhất là với các gia đình có trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh chỉ nhận được mũi đầu tiên bắt đầu từ 6 tháng.
Đọc thêm:
+ Làm thế nào để phân biệt bệnh do virus RSV và cúm mùa?
+ Cúm A và cúm B có khác nhau không? Cúm nào nguy hiểm hơn?
Vaccine Tdap giúp bảo vệ cơ thể chống lại ba bệnh là uốn ván, bạch cầu và ho gà. Trong đó phòng ngừa ho gà là đặc biệt quan trọng do bệnh có thể lây truyền sang trẻ sơ sinh gây ra tình trạng nghiêm trùng nặng và có thể dẫn tới tử v.ong.
Theo thống kê từ CDC thì từ năm 2000 - 2017, trẻ dưới 2 tháng tuổi chiếm tới 84% các ca tử v.ong do ho gà.
CDC khuyến nghị người cao tuổi nên tiêm vaccine Tdap 10 năm/1 lần hoặc cần ít nhất là một mũi chủng ngừa.
Trong khi ho gà là bệnh thường lây từ người lớn sang trẻ nhỏ thì phế cầu lại có thể lây từ trẻ em sang người lớn. Phế cầu là loại khuẩn gây ra tình trạng viêm phổi, viêm màng não, viêm não và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Ở trẻ em, nhiễm phế cầu có thể gây ra các bệnh nhẹ như viêm tai. Tuy nhiên ở người lớn tuổi nếu nhiễm phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm phổi và nhiều khả năng tử v.ong hơn khi tuổi càng cao.
Theo CDC thì nguy cơ tử v.ong do viêm phổi ở người từ 75 tuổi tới 84 tuổi cao gấp 3 lần so người từ 65 - 74 tuổi. Với người trên 85 tuổi thì nguy cơ này tăng gấp 10 lần so với nhóm 65 - 74 tuổi.
Nếu thuộc nhóm trên 50 tuổi và ngay cả khi đã từng bị zona trong quá khứ thì vẫn cần tiêm ngừa. Mặc dù bệnh zona hiếm khi gây tử v.ong nhưng có thể gây ra những tổn thương đau đớn thậm chí là biến chứng nghiêm trọng như đau dây thần kinh sau zona hay zona ở mắt.
Với người cao tuổi có miễn dịch suy giảm thì nguy cơ phải nhập viện cũng sẽ tăng lên. Hơn nữa, mặc dù bạn không thể lây bệnh zona cho người thân - nhưng thủy đậu - loại bệnh do cùng một loại virus với zona lại có thể lây nhiễm.
Vaccine MMR là tổ hợp vaccine ngừa sởi, quai bị và rubella được khuyến nghị nên tiêm từ 9 tuổi - 64 tuổi ít nhất từ 1 - 2 liều.
Người lớn tuổi có nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng với bệnh sởi do hệ miễn dịch kém. Các biến chứng này bao gồm viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm thanh quản, điếc,...
Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra với sự phức tạp của các biến chủng có khả năng lẩn trốn miễn dịch tốt hơn. Ngoài trẻ em, phụ nữ mang thai thì người cao tuổi là đối tượng cần thiết phải tiêm chủng đầy đủ vacicne ngừa COVID-19 để giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng, biến chứng nặng phải thở máy và phải nhập viện điều trị.
Bên cạnh tiêm đầy đủ theo phác đồ tiêm thì các mũi tiêm bổ sung cũng cần thiết để củng cố lại hàng rào miễn dịch trước sự thay đổi của các biến chủng và đáp ứng tốt hơn trong phòng ngừa.
Nguồn dịch: The 6 Vaccines All Grandparents Should Get