6 loại thực phẩm tuyệt đối không nên hâm nóng lại đề phòng tiêu chảy hoặc ung thư

6 loại thực phẩm tuyệt đối không nên hâm nóng lại đề phòng tiêu chảy hoặc ung thư
Chúng ta đều có thói quen cất thực phẩm thừa vào tủ lạnh và hâm nóng lại vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, những thực phẩm dưới đây bạn không nên hâm nóng lại bởi chúng vừa không bổ dưỡng mà còn gây tiêu chảy, dẫn đến ung thư.

Không phải loại thực phẩm nào cũng nên đun nóng, việc đun nóng quá nhiều lần khiến các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị biến đổi, nếu thói quen này diễn ra lâu ngày có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. 

1. Thịt gà hâm nóng dễ làm biến đổi protein 

Thịt gà dù nóng hay nguội đều ăn rất ngon nên tốt nhất, bạn đừng đem nó đi hâm trong lò vi sóng vì trong thịt gà chứa một lượng lớn protein. Việc đun nóng lại như vậy sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, ai mà có hệ tiêu hóa yếu là ăn vào sẽ xảy ra vấn đề ngay.

6 loại thực phẩm tuyệt đối không nên hâm nóng lại đề phòng tiêu chảy hoặc ung thư - Ảnh 1.

Không nên hâm nóng lại thịt gà để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất nên hạn chế đồ ăn dư thừa - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

7 loại thực phẩm giải độc gan quen thuộc, nên dùng thường xuyên nếu muốn gan khỏe mạnh   

Ăn nhiều đậu phụ có tốt không khi đây là một món ăn ngon và phổ biến?

Thịt gà cũng là thực phẩm không thích hợp để hâm nóng. Bởi vì miếng thịt khó đạt được độ nóng đồng đều khi hâm nóng, một số chỗ đã nóng, thậm chí cháy nhưng một số khu vực vẫn ở trạng thái nguội. gây kích thích ruột và dạ dày khi ăn vào, dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.

Thêm vào đó, cách giải quyết tốt nhất với thịt gà thừa là chấp nhận ăn nguội hoặc chế biến kèm với các loại thực phẩm khác.

2. Trứng - không nên để qua đêm

Trứng là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng được nhiều gia đình lựa chọn cho bữa ăn nhanh của mình. Tuy nhiên trứng sau khi chín nếu để trong tủ lạnh sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dù có đun nóng cũng không thể tiêu diệt hết vi khuẩn, vì vậy hãy nấu một lượng trứng vừa đủ ăn, không nên nấu quá nhiều.

Nguyên nhân do lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể khi được đun lại với nhiệt độ cao như lò vi sóng. Hơn nữa, hâm nóng trứng ở nhiệt độ cao sau khi đã được luộc hoặc chiên sẽ khiến cho lượng protein trong trứng bị biến mất, trở nên độc hại và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. 

6 loại thực phẩm tuyệt đối không nên hâm nóng lại đề phòng tiêu chảy hoặc ung thư - Ảnh 2.

Trứng có thể bị vi khuẩn xâm nhập sau khi luộc từ 4-6 giờ - Ảnh: Internet

Cụ thể, vi khuẩn có thể phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 4 độ C đến 62 độ C, làm hỏng thực phẩm, khiến bạn bị bệnh. Vì thế, nếu ăn không hết, tốt nhất mọi người nên cho trứng vào bánh mì kẹp hay làm salad hoặc vứt chúng đi.

Cho nên, hãy chế biến số lượng trứng phù hợp với mỗi bữa ăn, tránh tình trạng dư thừa rồi hâm lại nha.

3. Nấm

Nấm có thể bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng, không chỉ nâng cao thể chất mà còn có tác dụng chống lại những khối u lành tính. 

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên nấu nấm trong ngày và ăn hết để dung nạp hàm lượng protein nhiều nhất có thể trong thực phẩm này. Không nên hâm nóng lại có thể làm thay đổi thành phần protein của nó bở các enzyme và vi sinh vật. Cuối cùng dẫn đến ảnh hưởng xấu đến hê tiêu hóa và tim.

6 loại thực phẩm tuyệt đối không nên hâm nóng lại đề phòng tiêu chảy hoặc ung thư - Ảnh 3.

Nấm đã nấu chín không nên để ngoài không khí quá 12 giờ - Ảnh: Internet

Ngoài ra, nấm đã nấu chín và để ngoài không khí quá 12 giờ sẽ làm giảm dinh dưỡng và hình thành nhiều chất có hại. Các chất nitrat sẽ biến đổi thành nitrit không tốt cho cơ thể. 

Do vậy, bạn nên bảo quản nấm trong tủ lạnh dưới 24 giờ và hâm nóng trên 70 độ C để đảm bảo nấm được chín đều. 

4. Cơm nguội

Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia National Health Service - Anh, trong cơm nguội có chứa vi khuẩn Balillus Cereus gây ra các hội chứng ngộ độc nhẹ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Lò vi sóng sẽ không giết chết vi khuẩn này nếu hâm nóng lại. 

Ngoài ra, cơm nguội có rang lên hay chế biến bằng cách khác cũng sẽ bị biến đổi các chất dinh dưỡng, bởi nhiệt độ 60 độ C trở lên sẽ làm tinh bột trong cơm nở ra biến thành dạng bột hồ gây khó tiêu, chướng bụng. 

Để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho sức khỏe, mọi người chỉ nên nấu lượng cơm vừa đủ để đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng. Không nên để cơm trong tủ lạnh quá 24 giờ hoặc cơm ngoài không khí quá 6 giờ. Nếu hâm nóng cơm không nên quá 2 lần để đảm bảo dinh dưỡng trong cơm.

5. Hải sản

Hải sản là thực phẩm rất phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, ít calo, dù ăn nhiều một chút cũng không bị tăng cân, tuy nhiên chúng là thực phẩm không thích hợp để đun nóng nhiều lần bởi sẽ sản sinh ra các nitrit tác động tới các acid amin có trong dạ dày tạo thành nitrosamine (tiền chất gây ung thư).

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Trung Quốc, Trương Tân Ý: Hải sản chỉ ngon lành và bổ dưỡng nếu được ăn ngay sau khi nấu chín. Càng bảo quản lâu chúng sẽ càng bị mất chất, thậm chí hàm lượng protein dồi dào trong hải sản có thể bị biến chất. Nếu đun hai lần sẽ phá hủy cấu trúc của đạm và sinh ra một lượng lớn thành phần độc hại có thể làm tổn thương gan, thận cho người ăn.

6. Cải bó xôi

Giá trị dinh dưỡng của cải bó xôi tương đối cao, nhưng nó cũng không thích hợp để hâm nóng. Vì trong quá trình đun nóng lần thứ 2, hoạt động của các vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrosamine,  một chất đã được WHO công nhận là có khả năng gây ung thư.

Nitrat trong rau để qua đêm dù không thể gây ung thư ngay trong lần đầu ăn nhưng về lâu dài chắc chắn gây hại cho sức khỏe, hơn nữa sau một đêm chúng cũng không thể giữ được các chất dinh dưỡng quý báu của mình.

6 thực phẩm trên chính là ví dụ điển hình cho thấy lò vi sóng không phải là một món đồ "vạn năng" như nhiều người vẫn nghĩ. Nhiều người cho rằng cứ hâm nóng đến một nhiệt độ thích hợp là có thể thưởng thức bình thường mà không mất đi giá trị dinh dưỡng.

Thực chất, nếu không khéo léo trang bị kiến thức, chúng ta sẽ gây ra nguy cơ ngộ độc, hại sức khỏe người ăn.


Tác giả: Minh Ngọc