6 loại mùi cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn

6 loại mùi cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn
Mỗi người đều có một loại mùi cơ thể đặc trưng khác nhau, tuy nhiên có những loại mùi sau đây bạn nên cảnh giác vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường về tình trạng sức khỏe của bạn.

Đôi khi mùi cơ thể cũng là những dấu hiệu ngầm khiến bạn cần xem lại tình trạng sức khỏe của mình, chế độ ăn uống và sinh hoạt có vấn đề gì hay không. Một số mùi cơ thể dưới đây có thể cho bạn biết tình trạng sức khỏe của mình. 

1. Mùi cơ thể quá nặng

Nếu bạn sử dụng những loại mỹ phẩm, thuốc khử mùi mà vẫn không hết mùi cơ thể, mùi vẫn quá nặng thì bạn hãy nghĩ ngay đến căn bệnh tắc đường ruột khá nguy hiểm. Điều này xảy ra khi có sự tắc nghẽn ở ruột già hoặc ruột non. Những loại thức ăn khi được tiêu hóa không hết hoàn toàn gây tắc trong ruột và cảm thấy hôi miệng trầm trọng.

Mồ hôi nách sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất với bệnh lý này thậm chí người đứng cạnh cũng không thể chịu đựng được. Tốt nhất bạn hãy xem lại chế độ ăn uống của mình hoặc tới gặp bác sĩ để được trị liệu kịp thời

2. Hơi thở có mùi trái cây

Đây là loại mùi cơ thể cho biết cơ thể của bạn đang gặp nguy cơ về tiểu đường, xảy ra khi lượng insulin trong cơ thể quá thấp hoặc quá nhiều đường trong máu. Những người mắc tiểu đường loại 1 sẽ xuất hiện mùi này rõ rệt hơn người mắc tiểu đường loại 2. Đây là một chứng rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể không có khả năng phân hủy các axit amin valine, leucine và isoleucine.

Mặt khác, theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, đây là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bởi khi cơ thể người bệnh không thể sản xuất đủ năng lượng để hoạt động, nó sẽ bắt đầu phân hủy axít béo thành năng lượng. Điều này tạo ra tình trạng tích tụ ketone, một hóa chất có vị chua trong máu khiến hơi thở có mùi trái cây. Một trong số đó là acetone (thành phần tương tự như thuốc tẩy sơn móng tay) tạo ra “mùi trái cây” trong hơi thở của bạn.

Mùi cơ thể tiết lộ gì về tình trạng sức khỏe của bạn  - Ảnh 2.

Mùi cơ thể khác lạ phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

-Hội chứng ngửi đâu cũng thấy mùi thối rữa hành hạ người đã khỏi bệnh Covid-19   

5 căn bệnh gây ra hiện tượng hơi thở có mùi

Nếu phát hiện hơi thở có mùi trái cây đi kèm với mệt mỏi, khô miệng, khó thở hoặc đau bụng thì bạn hãy đi khám sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ kiểm tra ketone trong máu trong quá trình khám.

3. Cơ thể có mùi hơi đắng

Mùi cơ thể đắng có thể là dấu hiệu của tổn thương gan. các triệu chứng tổn thương gan khác bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn và thay đổi quá trình trao đổi, tổng hợp chất béo.

Gan hoạt động chậm chạp sẽ tạo ra nhiều loại hóa chất có mùi đặc biệt, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mùi hôi từ cơ thể bạn.

4. Bàn chân có mùi hôi thối

Khác với hôi chân tự nhiên, vùng da quanh ngón chân bị khô, có vảy đỏ và bỏng rộp thì nhiều khả năng bạn đang bị nấm da chân. 

Mùi cơ thể tiết lộ gì về tình trạng sức khỏe của bạn  - Ảnh 3.

Khả năng bị nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập khi có mùi hôi ở bàn chân - Ảnh: Internet

Những vi khuẩn và nấm khiến cho các ngón chân bị ăn mòn, nếu bạn gãi chân rồi chạm tay vào các vùng khác trên cơ thể thì loại nấm ăn da này sẽ lan truyền vào các vị trí như nách hay vòm họng.

5. Phân quá nặng mùi

Nếu phân của bạn quá hôi thối và bạn “xì hơi” thường xuyên hơn, thì nguyên nhân có thể là do bạn mắc chứng không dung nạp đường lactose trong sữa động vật. Người gặp tình trạng này thường không thể sản xuất đủ lượng enzyme menase cần thiết để tiêu hóa đường lactose. 

Vì vậy, lượng lactose không được tiêu hóa sẽ xâm nhập vào ruột già và bị vi khuẩn làm cho lên men. Điều này dẫn tới việc bạn đi phân nặng mùi và bị xì hơi nhiều hơn.

6. Cơ thể bạn có mùi như rượu bia

Khi chúng ta tiêu thụ rượu, cơ thể nhận ra nó như một chất độc và cố gắng phân hủy nó thành axit axetic. Cơ thể có thể chuyển hóa khoảng 90% lượng cồn theo cách này, và phần còn lại được bài tiết theo cách khác. 

Mùi cơ thể tiết lộ gì về tình trạng sức khỏe của bạn  - Ảnh 4.

Một số đi ra ngoài theo nước tiểu, nhưng cũng được bài tiết qua mồ hôi và qua đường hô hấp. Đây là thứ tạo ra mùi cơ thể cụ thể, nhất là sau một bữa tiệc lớn. - Ảnh: Internet

7. Những yếu tố có thể gây ra nặng mùi cơ thể

7.1. Một số loại gia vị

Các loại thực phẩm như tỏi, hành tây, hành lá có mùi rất mạnh, khi được tiêu hóa sẽ tạo ra một loại khí lưu huỳnh và thẩm thấu vào trong máu, sau đó phát tán mùi thông qua các lỗ chân lông.

Nếu bạn đang tập thể thao, làm công việc tay chân thì khi đổ mồ hôi sẽ khéo theo mùi nồng khó chịu cho người xung quanh

7.2. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn

Nhiều người có thói quen sử dụng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ mùi cơ thể, đặc biệt là ở vùng nách hay “vùng nhạy cảm”... Nhưng thực tế chứng minh điều đó không hề làm giảm bớt mùi cơ thể mà còn có thể làm tăng nguy cơ khiến cơ thể nặng mùi hơn.

Xà phòng có chất diệt khuẩn nên dễ làm cho da bị khô, từ đó cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi và mùi hôi cơ thể chỉ có tăng chứ không có dấu hiệu giảm.

7.3. Tinh thần căng thẳng

Khi lo lắng, cơ thể sẽ sản sinh cortisol – một loại hormone có khả năng kích thích tuyến mồ hôi sản sinh trên toàn cơ thể và tăng cường các vi khuẩn sống trên da. Đó là lý do vì sao khi một người đối mặt với áp lực, căng thẳng, họ thường ra mồ hôi nhiều và có mùi rất “đặc trưng”.

7.4. Lạm dụng caffein, chất có cồn

Những thức uống chứa nhiều caffein cũng sẽ gây kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động và tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Vậy nên cách tốt nhất là hãy hạn chế uống những thức uống như cà phê, trà để cải thiện tình trạng ra mồ hôi nhiều.

Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng tối đa hai ly cà phê hoặc hai ly trà. Ngoài ra cũng không nên uống quá nhiều bia, rượu để tránh việc cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi gây mùi hương khó chịu.

7.5. Không cạo lông nách

Các vùng nhiều lông như nách thường ra nhiều mồ hôi và dễ có nhiều vi khuẩn nên mùi cơ thể càng nặng hơn. Điều này là do trên da và các lỗ chân lông tự nhiên của mỗi người có một số loại vi khuẩn khác nhau sống ký sinh.

Vùng lông ngay nách có thể tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Lông càng rậm rạp lại càng dễ dàng hấp thụ mùi và thậm chí làm chậm quá trình bay hơi của mồ hôi. Do đó, bạn nên thường xuyên chăm sóc nách để mùi hôi không có cơ hội phát tán và có mùi.


Tác giả: Minh Ngọc