6 loại bài tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu hiệu quả

6 loại bài tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu hiệu quả
Thể chất và tinh thần luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. 6 loại bài tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu dưới đây không những giúp bạn đẩy lùi bệnh tật mà còn giữ cho tinh thần sảng khoái, thoải mái hơn.

Trong một kết quả nghiên cứu của Đại học Harvard đã tổng kết các cuộc nghiên cứu về tập thể dục từ năm 1981 và cho thấy câu trả lời tuy không còn xa lạ với nhiều người nhưng lại cực kỳ hữu ích với những người mắc bệnh trầm cảm. 

Cụ thể, nếu tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm trầm cảm, cải thiện tâm trạng cho những bệnh nhân mắc trầm cảm nhẹ đến trung bình và hỗ trợ hiệu quả với bệnh nhân trầm cảm nặng. Kết quả nghiên cứu này phần nào làm vững chắc hơn các ý kiến cho rằng có thể sử dụng các bài tập thể dục giảm trầm cảm bên cạnh các chế độ dinh dưỡng khác đi kèm. 

Tạp chí chuyên ngành Archives of Internal Medicine do Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng tiến hành các cuộc nghiên cứu khác và cũng đồng thời công bố kết quả cho thấy tác dụng của tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu. Tác dụng này kéo dài hơn so với sử dụng thuốc để điều trị và phòng tránh trầm cảm. 

Cũng tương tự, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy tập thể dục làm giảm cảm giác lo âu và khuyến khích cảm giác vui khỏe, tác dụng là ngang bằng nếu không nói là hiệu quả hơn cả thuốc. Dù thể dục không phải là phương thuốc duy nhất để chữa trị những bất ổn tâm trạng, nhưng rõ ràng là nó đóng một vai trò lớn, quan trọng để mọi người nên đưa một vài dạng bài tập vào lịch trình hằng ngày của mình và giúp họ có được trạng thái tốt nhất. 

Dựa trên kết quả nghiên cứu kể trên, dưới đây là các loại bài tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu hiệu quả:

1. Yoga 

Yoga là bộ môn mà hầu hết mọi người tìm đến khi cần thư giãn. Nhưng yoga cũng có ảnh hưởng tích cực trong dài hạn: Khoa học đã chứng minh rằng những người tham gia các lớp tập yoga cảm thấy họ giảm đáng kể lo âu, trầm cảm, giận dữ và các triệu chứng thần kinh. Có thể nói đây là loại bài tập thể dục giảm trầm cảm khá hiệu quả.

Thực hành hơi thở sâu và sự tập trung bên trong rất có ích đối với những người đang gặp phải các triệu chứng lo âu, trầm cảm. 

Ảnh 1.

Yoga được chứng minh là loại bài tập thể dục giảm trầm cảm khá hiệu quả (Ảnh: Internet)

2. Chạy 

Nhiều người tìm đến môn chạy nhanh hoặc chạy bộ khi họ cảm thấy chán nản. Chạy giúp tạo ra endorphin, là hoóc-môn giúp người ta vui vẻ, yêu đời, nghĩ ra được cái mới, tự tin, căng tràn sức sống… Và những ảnh hưởng này không chỉ là trong ngắn hạn. 

Theo tạp chí chuyên sâu về tâm thần học Comprehensive Psychiatry cũng đã chứng minh tập thể dục giảm trầm cảm bằng các bài tập chạy có hiệu quả như một cách trị liệu tâm lý giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. 

Ảnh 2.

Tập thể dục giảm trầm cảm tốt hơn sử dụng thuốc (Ảnh: Internet)

3. Chạy đường dài 

Đi bộ đường dài không chỉ tốt cho hoạt động tim mạch, mà thời gian bên ngoài thiên nhiên cũng ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tinh thần. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu của tạp chí Environmental Health and Preventive Medicine, những người đi bộ trong khu vực có nhiều cây đã giảm hoóc-môn gây stress nhiều hơn so với người đi bộ trong thành phố. 

4. Dancing 

Dù là bạn đến với khóa học múa salsa hay zumba hoặc chỉ là tận hưởng những bước nhảy theo điệu nhạc tại căn phòng thoải mái của bạn, thì khiêu vũ luôn có thể giúp giảm stress và lo âu, ngăn ngừa trầm cảm. 

Ngoài hoạt động thể chất, nhiều người còn xem khiêu vũ là một hình thức biểu hiện cá nhân và có thể giúp làm mạnh hơn sự kết nối của tâm trí và cơ thể.

Ảnh 3.

Bạn nên rèn luyện thể chất bền bỉ, dẻo dai để giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm (Ảnh: Internet)

5. Tập thể lực 

Mọi người thường liên hệ tập thể lực với tạo cơ bắp, nhưng nó cũng có ảnh hưởng mạnh về mặt tinh thần, có thể giúp giảm cả triệu chứng lo âu và trầm cảm. Huấn luyện thể lực cải thiện tâm trạng và sự tự trọng, giúp điều chỉnh để có giấc ngủ ngon và giảm stress, từ đó mang đến cảm giác vui khỏe. 

6. Thái cực quyền 

Thái cực quyền là một hình thức thể dục kết hợp giữa võ thuật Trung Hoa với sự chuyển động thiền định. Một cuộc nghiên cứu của International Journal of Behavioral Medicine cho thấy những người tập môn này có sự cải thiện về trầm cảm, lo âu và kiểm soát stress nói chung. 

Môn tập này liên quan đến sự tập trung tinh thần, cân bằng thể chất, thư giãn cơ bắp và thở thư giãn, tất cả đều có vai trò điều chỉnh tâm trạng.

Tác giả: Phương Thuận