Các triệu chứng của hen phế quản dị ứng thường bao gồm:
- Khó thở.
- Thở khò khè, thở nhanh.
- Tức ngực.
Các triệu chứng này xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Kèm theo triệu chứng hen, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như:
- Ngứa và phát ban da.
- Ngứa và chảy nước mắt.
- Ngứa miệng
- Sổ mũi.
- Mặt hoặc lưỡi bị sưng.
- Trong trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ.
- Do người bệnh phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng. Khi một chất gây dị ứng kích hoạt hệ thống miễn dịch, nhiều loại tế bào và hóa chất báo hiệu khác nhau sẽ tham gia. Các hóa chất báo hiệu chịu trách nhiệm cho nhiều phản ứng như thu hẹp đường thở, tăng bạch cầu ái toan, ho, sưng, ngứa và chảy nước mũi.
- Tiếp xúc liên tục với một chất gây dị ứng dẫn đến viêm liên tục. Viêm liên tục có thể gây ra thay đổi cấu trúc trong đường thở. Nó cũng khiến đường thở trở nên nhạy cảm hơn với các chất gây dị ứng và dễ bị kích thích, khiến tình trạng hen phế quản dị ứng ngày càng trầm trọng.
- Hen phế quản dị ứng có tính chất di truyền, mang yếu tố gia đình. Do đó, nếu người thân của bạn bị hen phế quản dị ứng, bạn cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
- Các tác nhân gây hen phế quản dị ứng phổ biến là phấn hoa, lông vật nuôi, bụi, thực phẩm, hóa chất,...
Hen phế quản dị ứng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nguyên nhân thường là do phản ứng dị ứng nặng:
- Tiêu chảy.
- Nói lắp, nói líu nhíu.
- Lo lắng, lẫn lộn.
- Ngất xỉu.
- Sốc phản vệ là biến chứng nghiêm trọng nhất của hen phế quản dị ứng, cần được cấp cứu ngay lập tức, nếu không có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Triệu chứng của sốc phản vệ là nhịp tim bất thường, mạch đập nhanh, huyết áp thấp, suy nhược, tim ngừng đập, ngừng hô hấp.
Hen phế quản dị ứng được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, khám thực thể và đo phế dung. Các xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán hen phế quản dị ứng là:
- Đo nồng độ oxit nitric thở ra cao (viết tắt FeNO).
- Hàm lượng bạch cầu ái toan cao.
- Xét nghiệm dị ứng da dương tính hoặc xét nghiệm máu IgE.
- Thuốc điều trị hen phế quản dị ứng phổ biến nhất là Corticosteroid dạng hít. Nó có thể kiểm soát triệu chứng cho nhiều người nhờ khả năng làm giảm tín hiệu từ các tế bào báo hiệu và giảm viêm.
- Nếu bệnh nhân sử dụng Corticosteroid dạng hít không có hiệu quả thì có thể cần thêm một liều corticosteroid dạng hít cao hơn hoặc một loại thuốc thứ 2. Thuốc thứ hai thường là thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài hoặc thuốc chủ vận leukotriene. Những thuốc này tránh dùng cho trẻ dưới 5 tuổi.
- Đối với những bệnh nhân bị hen phế quản dị ứng nghiêm trọng không đáp ứng tốt với corticosteroid thì có thể được chỉ định sử dụng thuốc ngăn chặn IgE.
Các phương pháp phòng tránh hen phế quản dị ứng thường nhắm tới mục tiêu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng càng ít càng tốt.
- Chích ngừa dị ứng.
- Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống và làm việc thường xuyên.
- Trong nhà có thể sử dụng điều hòa, máy hút ẩm, máy lọc không khí để loại trừ các tác nhân gây dị ứng.
- Tập thói quen đeo khẩu trang khi làm vườn, chăm sóc vật nuôi hoặc khi đi ra ngoài.
Mỗi cá nhân sẽ bị tác động bởi các dị nguyên khác nhau, vì vậy mọi người cần ghi nhớ và lưu ý mỗi thời điểm bị bùng phát cơn hen để xác định nguyên nhân gây hen phế quản dị ứng. Song song với đó, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả nhất.