6 điều cần biết về cắt bỏ cổ tử cung không bảo tồn khả năng sinh sản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
6 điều cần biết về cắt bỏ cổ tử cung không bảo tồn khả năng sinh sản
Cắt bỏ cổ tử cung toàn phần là phương pháp phẫu thuật áp dụng với những bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung, u nội mạc tử cung, vỡ tử cung, xuất huyết âm đạo không ngừng,... Đây là biện pháp không bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Cắt bỏ cổ tử cung được các bác sĩ phụ khoa thực hiện và đã trở thành một trong những loại phẫu thuật khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh.

Dưới đây là một vài điều bạn nên biết về việc cắt bỏ cổ tử cung.

1. Tại sao phải cắt bỏ cổ tử cung?

Có rất nhiều lý do để bác sĩ phụ khoa kết luận cần phải cắt bỏ cổ tử cung. Và điều này cần phải được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Đa phần những người phụ nữ được chỉ định cắt bỏ cổ tử cung là do:

+ Xuất huyết âm đạo quá mức dẫn tới thiếu máu và không thể khắc phục được.

+ Ung thư cổ tử cung

+ Vỡ tử cung trong khi sinh hoặc do gặp chấn thương đủ nặng để gây trở ngại cho chức năng ruột và bàng quang.

+ U xơ tử cung.

+ Sa tử cung.

+ Lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng.

+ Nhiễm trùng tử cung.

+ Viêm vùng chậu hoặc sự phát triển của khối u ung ở các cơ quan trong khung chậu.

2. Những dạng phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung

Cắt bỏ cổ tử cung thường được các bác sĩ chỉ định khi tổn thương ở phần tử cung gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân. Bác sĩ phụ khoa sẽ lựa chọn phương pháp cắt tử cung tùy theo điều kiện sức khỏe cũng như vùng tổn thương của bạn. Cắt bỏ cổ tử cung là cuộc đại phẫu thuật bao gồm cắt bỏ hoàn toàn tử cung hoặc cắt bỏ một phần tử cung.

Cắt bỏ cổ tử cung hoàn toàn bao gồm việc loại bỏ các ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung cùng với buồng trứng nếu được yêu cầu. 

Và cắt bỏ một phần tử tức là chỉ cắt bỏ cổ tử cung, để lại cổ tử cung. Đôi khi việc cắt bỏ không hoàn toàn cũng cần cắt bỏ phần phụ (một hay cả hai buồng trứng).

3. Tác dụng phụ của phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung

Cắt tử cung có thể giúp chị em giảm thiểu sự phát của các tế bào ung thư trong tử cung hoặc tránh gây xuất huyết không kiểm soát được cho những phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, loại phẫu thuật này cũng có những tác dụng phụ lâu dài. 

Những tác dụng phụ đó có thể là:

- Gây tính khí thất thường do sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra

- Nhiễm trùng đường tiết niệu

- Loãng xương

- Tăng cân

- Bệnh tim

- Mệt mỏi

4. Cắt bỏ tử cung có thể ảnh hưởng đến buồng trứng

Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng ở cơ thể người phụ nữ. Vì thế, cắt bỏ cổ tử cung tác động trực tiếp đến buồng trứng của chị em. Khi một người phụ nữ dưới độ tuổi mãn kinh, trong quá trình cắt tử cung thì buồng trứng thường có khả năng không bị loại bỏ, trừ khi bị chẩn đoán có tế bào ung thư đang phát triển hoặc một người phụ nữ đó có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Một khi phát hiện các tế bào ung thư và tốc độ phát triển nhanh chóng thì buồng trứng có thể sẽ phải cắt bỏ và lúc này người phụ nữ có thể được khuyến cáo liệu pháp thay thế hormone.

Ảnh 5.

Trước và sau khi cắt bỏ tử cung. Ảnh minh họa

5. Các biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật

Luôn có nguy cơ xảy ra những biến chứng trong bất kì loại phẫu thuật nào và cắt tử cung cũng vậy. Khi người phụ nữ quyết đinh cắt tử cung, họ có thể sẽ phải đối diện với một số rủi ro như: 

- Nhiễm trùng vết thương

- Chảy máu quá nhiều

- Bàng quang bị tổn thương

- Tụ máu ở chân

- Chấn thương ruột 

- Vỡ mạch máu… 

Điều quan trọng cần lưu ý rằng rủi ro và biến chứng liên quan đến cắt bỏ cổ tử cung phụ thuộc vào từng trường hợp.

6. Chăm sóc hậu phẫu

Nếu bạn đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt tử cung, bạn nên làm theo các hướng dẫn được các bác sĩ đưa ra và thực hiện đầy đủ những thao tác chăm sóc hậu phẫu. Hãy chắc chắn rằng bạn không nâng vác nhưng vật nặng sau khi giải phẫu. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để tránh táo bón và tạo cho mình thói quen tập thể dục theo đề nghị của bác sĩ để phục hồi nhanh chóng.


Tác giả: Kim Phụng