Sỏi thận khi mới chớm có thể không gây đau cho cơ thể, người bệnh đôi khi không cảm nhận được sự hiện diện của viên sỏi. Nhiều người cho rằng, sỏi thận chủ yếu là do di truyền hoặc chế độ ăn có thể phòng ngừa được bệnh này. Tuy nhiên đây đều là những quan điểm chưa hoàn toàn chính xác.
Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về bệnh sỏi thận, việc không hiểu rõ về căn bệnh này có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc sỏi thận hơn bao giờ hết hoặc sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị.
Nhiều người cho rằng, chỉ những người cao tuổi mới bị sỏi thận. Thực tế ai cũng có nguy cơ mắc sỏi thận, thậm chí trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đều có nguy cơ tương đương. Bệnh sỏi thận không hạn chế ở một nhóm tuổi hay một giới tính nào đó nhất định, do vậy nhất định không được chủ quan trong việc phòng tránh căn bệnh thường gặp này.
Mặc dù đây không phải là quan niệm hoàn toàn sai lầm tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở cả hai giới là tương đương. Nhưng thực tế theo thống kê, tỉ lệ đàn ông mắc sỏi thận thường cao hơn phụ nữ. Điều này không có nghĩa rằng phụ nữ không có nguy cơ mắc bệnh, hãy theo dõi những triệu chứng dễ nhầm lẫn khi đi tiểu như: đau, buốt, tiểu són, tiểu đục,; các cơn đau quặn, đau vùng hông, đau lưng.
Bệnh sỏi thận có thể bị tái phát nhiều lần, do vậy bệnh nhân sau khi loại bỏ sỏi thận không nên chủ quan. Có người bị sỏi thận 1 lần và không bao giờ bị lại và có những người bị tái đi tái lại nhiều lần. Thông thường, nếu một người bị sỏi thận lần thứ hai thì cần được kiểm tra chức năng thận, tuyến giáp, tuyến cận giáp, hàm lượng vitamin D.
Tuy nhiên, phần lớn thì những kết quả này là bình thường và không ai biết tác nhân gây sỏi thận tái phát ở họ. Những người bị sỏi thận tái phát cần phòng ngừa bằng cách uống 3 lít nước mỗi ngày, giảm hấp thu muối và axit. Nếu có tình trạng nào đó có thể là nguyên nhân gây sỏi thận tái phát như khối u tuyến giáp hoặc nhiễm trùng thì cần được điều trị để phòng ngừa tái phát sỏi thận.
Một biện pháp phòng ngừa khác mà những người bị sỏi thận tái phát nên áp dụng là đi siêu âm hàng năm để theo dõi sức khỏe thận.
Bệnh sỏi thận có một phần nguyên nhân là do thói quen ăn uống. Do vậy việc phòng ngừa bệnh sỏi thận hoàn toàn có thể hiệu quả nếu như biết cân bằng dinh dưỡng.
Ăn ít thịt, canxi, những thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm nhiều muối (như dưa chu) có thể có lợi. Tuy nhiên, quy tắc cơ bản là ăn mọi thứ ở mức độ vừa phải. Trên thực tế, nhiều người tránh ăn canxi vì lo sợ rằng nó có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Nhưng canxi cần thiết vì một số lý do và một trong số chúng là nó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Bạn không nên cắt bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi vì chúng có thể khiến bạn bị loãng xương, rối loạn hấp thụ... Vì vậy, hấp thu ở mức độ vừa phải là chìa khóa, ngay cả với chế độ ăn có kiểm soát để phòng ngừa sỏi thận. Nếu các thuốc bạn dùng (như kháng sinh) có thể là một lý do khiến bạn bị sỏi thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc.
Không phải trường hợp nào mắc sỏi thận cũng phải phẫu thuật để loại bỏ chúng. Một số trường hợp sỏi nhỏ có thể tự đào thải bằng đường tiểu khi dùng thuốc. Phẫu thuật chủ yếu được thực hiện trong trường hợp sỏi to lớn hơn 7-8mm. Phẫu thuật bệnh sỏi thận hiện nay có rất nhiều phương pháp hiệu quả, không đau và thời gian phục hồi nhanh.
Mặc dù thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh sỏi thận. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải uống càng nhiều nước càng tốt. Bạn nên uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày, nếu uống nhiều hơn, cơ thể sẽ gặp phải một số vấn đề khác.