6 Điều cần biết về bệnh eczema

6 Điều cần biết về bệnh eczema
Bệnh eczema là cái tên khá lạ lẫm đối với nhiều người, tuy nhiên, có thể bạn đã từng hoặc có những dấu hiệu của bệnh nhưng do bản thân không chú ý đến. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé

Bệnh eczema là gì? Đó là tình trạng da xuất hiện các mảng vảy đỏ, khô và ngứa. 

Dưới đây là những thông tin cần thiết mà bạn có thể cần biết để phòng ngừa và điều trị căn bệnh viêm mãn tính này.

6 Điều cần biết về bệnh eczema:

1. Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của bệnh?

Nếu bạn bị eczema, da bạn sẽ trở nên khô, ngứa và rất dễ bị kích ứng. Da bạn còn có thể sẽ xuất hiện các mảng vảy dày thường xuất hiện tại một số vị trí trên cơ thể, nó phụ thuộc vào từng độ tuổi, chẳng hạn như:

- Các vị trí thường xuất hiện vảy ở trẻ sơ sinh bao gồm da đầu và mặt (đặc biệt là ở má), đầu gối và khuỷu tay.

Ảnh 2.

Dấu hiệu của bệnh eczema ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trên má (Ảnh: internet)

- Ở trẻ nhỏ, các khu vực dễ xuất hiện vảy như: cổ, cổ tay, bàn chân, mắt cá chân, khuỷu tay hoặc đầu gối, và giữa hai mông.

- Ở người trưởng thành, vảy hoặc mẩn đỏ thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, sau gáy, đôi khi có thể đi kèm với với các nốt phồng rộp có mủ hoặc đóng vảy màu vàng hoặc nâu nhạt.

2. Eczema không chỉ là bệnh da liễu thông thường

Hầu hết mọi người chỉ nhận thấy dấu hiệu của bệnh eczema trên da, nhưng, bệnh eczema có thể gây ra các biến chứng khác. Trong một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Annals of Nutrition and Metabolism, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, những người mắc bệnh eczema dễ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng với thực phẩm.

Ảnh 3.

Những người mắc bệnh eczema thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn (Ảnh: internet)

Ví dụ, trong số các trẻ bị mắc eczema thì sẽ có khoảng 50% trẻ bị nhạy cảm với protein trong sữa bò. 

Ngoài ra, một số bộ phận của cơ thể còn không thể cử động được do tình trạng đóng vẩy gây ra, đôi khi các triệu chứng trên da sẽ làm người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti. Eczema có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và sức khỏe của bạn.

Do vậy, một điều bạn cần biết đó là bệnh eczema không chỉ là một bệnh về da liễu. 

3. Gãi sẽ làm tình trạng eczema nặng hơn

Khi các biểu hiện ban đầu của bệnh xuất hiện sẽ làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, thường xuyên gãi. Tuy nhiên, hành động gãi sẽ tạo ra những vết xước trên da và sẽ gây ra tình trạng viêm và làm bệnh phát triển trầm trọng hơn.

4. Da bạn rất cần được dưỡng ẩm

Bệnh eczema khiến da của bạn khô hơn do vậy điều cần thiết chính là phải dưỡng ẩm cho làn da của mình. Bạn nên có thói quen dưỡng ẩm da vài lần một ngày để giúp da giữ nước, đặc biệt là sau khi tắm, lúc đó da vẫn còn ẩm và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.

Ảnh 4.

Bệnh eczema khiến da của bạn khô hơn vì thế bạn cần phải dưỡng ẩm cho làn da của mình (Ảnh: internet)

Để dự phòng tình trạng khô da, bạn không nên tắm quá lâu bởi tắm lâu có thể làm da bạn bị khô hơn. Để tránh tình trạng bệnh eczema nặng hơn, chỉ nên tắm trong vòng 5-10 phút mỗi ngày bằng nước ấm. Tránh chà xát quá mạnh hoặc sử dụng các loại xà phòng không cần thiết.

5. Bạn cần đọc rõ thành phần trên nhãn xà phòng tắm

Khi bị bệnh eczema, bạn nên lưu ý về vấn đề sử dụng xà phòng tắm. Không chỉ quan tâm đến hạn sử dụng mà bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành do da nhạy cảm.

Ảnh 5.

Bạn cần đọc rõ thành phần trên nhãn xà phòng tắm trước khi sử dụng (Ảnh: internet)

Theo WebMD, dưới đây là một số thành phần không nên có trong các sản phẩm dưỡng da của bạn: axit glycolic, axit salicylic hoặc retinol, các sản phẩm có chứa methylparaben hoặc butylparaben, những thành phần này có thể làm suy yếu lớp hàng rào bảo vệ da, khiến da bị mất nước và gây kích ứng da, khiến bệnh nặng hơn.

Thay vào đó hãy lựa chọn các sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên như chiết xuất dầu từ cây neem, hoặc chiết xuất từ hạt bưởi. Đặc biệt, nên tránh sử dụng bất cứ sản phẩm nào có mùi thơm.

6. Thay đổi nước giặt hoặc nước xả vải

Nếu bạn bị bệnh eczema, da bạn sẽ trở nên nhạy cảm. Bạn nên lựa chọn các dòng sản phẩm không có mùi thơm, không có các thành phần gây kích ứng nhưng vẫn làm sạch được quần áo của bạn.

Nên tránh các sản phảm nước xả làm mềm vải bởi chúng chứa rất nhiều hương liệu và các chất hóa học gây kích thích da.

7. Chú ý tới sinh hoạt hàng ngày

Rất nhiều vật dụng hoặc các sản phẩm gia dụng bạn sử dụng hàng ngày có thể khiến bệnh eczema nặng hơn, và bạn sẽ phải tránh tiếp xúc với chúng như: xà phòng thô, các sản phẩm tẩy rửa như nước rửa bát...

Ảnh 6.

Để bệnh không nghiêm trọng hơn nên hạn chế sử dụng các loại nước tẩy rửa (Ảnh: internet)

Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông súc vật, thậm chí là một số loại thực phẩm bao gồm sữa, trứng, lúa mỳ, cá và các loại hạt cũng có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.

8.  Vai trò của yếu tố di truyền

Nếu bạn hoặc một thành viên khác trong gia đình bị bệnh eczema, thì những thành viên còn lại cũng có khả năng bị bệnh, vì eczema là một bệnh có có khả năng di truyền.

Trên đây là những thông tin hỗ trợ mọi người có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh eczema, hi vọng chúng có thể giúp bạn phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Tác giả: Truong Xuan