Trẻ thừa kẽm: Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ và liều lượng khuyên dùng

Trẻ thừa kẽm: Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ và liều lượng khuyên dùng
Dư thừa kẽm là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ ở trẻ. Trẻ thừa kẽm thường được nhận biết thông qua các dấu hiệu rất đặc trưng.

Cũng như thiếu hụt kẽm, dư thừa kẽm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, không phải ông bố, bà mẹ nào cũng nhận biết được con mình đang dư thừa kẽm.

1. Các dấu hiệu nhận biết trẻ thừa kẽm

Cũng như thiếu hụt kẽm, trẻ bị thừa kẽm thường được nhận biết nhờ các triệu chứng khá rõ ràng. Thông thường, khi cơ thể thừa kẽm, trẻ sẽ có các dấu hiệu sau đây:

1.1. Buồn nôn và ợ hơi

Buồn nôn và ợ hơi là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất khi trẻ bị thừa kẽm. Các triệu chứng này thường xảy ra khi trẻ bổ sung nhiều hơn 15 mg kẽm/ ngày. Nôn được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ nhằm loại bỏ kẽm ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng có thể loại bỏ kẽm bằng cách này. Bởi trong một số trường hợp trẻ chỉ có hiện tượng nôn khan. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra khi trẻ bổ sung quá nhiều kẽm.

Trẻ thừa kẽm: Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ và liều lượng khuyên dùng - Ảnh 2.

Trẻ thừa kẽm dễ dẫn đến tình trạng buồn nôn, ợ hơi - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Dư thừa kẽm ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Những tác hại khi trẻ bị thiếu kẽm và cách phòng tránh từ sớm

1.2. Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón

Việc dư thừa kẽm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Đau bụng, táo bón và tiêu chảy là những triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng này. Tuy nhiên, các biểu hiện này thường xuất phát từ việc trẻ tiếp xúc các đồ gia dụng chứa kẽm. Bởi trong các loại hóa chất, chất tẩy rửa có thể chứa một lượng kẽm clorua rất lớn.

1.3. Biếng ăn do miệng đắng là dấu hiệu trẻ thừa kẽm

Trẻ bị thừa kẽm hay thiếu kẽm đều có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn. Nguyên nhân là trẻ thường có cảm giác đắng miệng hay thậm chí là mất vị giác. Do đó, nếu trẻ đột ngột biếng ăn thì rất có thể cơ thể trẻ đang bị dư thừa kẽm.

1.4. Các triệu chứng giống với bệnh cúm

Sốt, ho, đau đầu, ớn lạnh là những triệu chứng thường gặp của căn bệnh cúm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thừa kẽm. Dù vậy, bố mẹ cũng cần cho trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế. Bởi những dấu hiệu trên rất dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng ngộ độc khoáng khác.

1.5. Trẻ yếu ớt và dễ mắc bệnh hơn

Kẽm có mối quan hệ mật thiết với thể trạng và sức đề kháng của trẻ. Do đó, dù thiếu hay thừa kẽm thì khả năng miễn dịch của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cụ thể, phản ứng miễn dịch sẽ bị suy yếu do suy giảm chức năng của tế bào T. Chính vì vậy mà cơ thể của trẻ sẽ trở nên yếu ớt và dễ mắc bệnh hơn. Đặc biệt là các bệnh có liên quan đến vi rút và vi khuẩn.

Trẻ thừa kẽm: Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ và liều lượng khuyên dùng - Ảnh 3.

Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ khiến trẻ yếu ớt hơn - Ảnh Internet

1.6. Thiếu máu là dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ

Thiếu máu ở trẻ thường bắt nguồn từ việc cơ thể trẻ bị thiếu hụt đồng. Trong khi đó, thiếu hụt đồng lại là vấn đề thường gặp ở các trẻ bị thừa kẽm. Bởi trên thực tế, đồng và kẽm là 2 khoáng chất có mối quan hệ cạnh tranh. Chúng phải cạnh tranh với nhau để giành quyền liên kết với các protein.

Do đó, khi trẻ bị thừa kẽm, liên kết đồng sẽ trở nên yếu hơn, khiến cơ thể khó hấp thụ. Tình trạng thiếu máu do thiếu hụt đồng phổ biến ở những trẻ bổ sung trên 40 mg kẽm/ ngày.

1.7. Nồng độ cholesterol HDL thấp hơn

Với tình trạng thừa kẽm, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện tình trạng nồng độ cholesterol HDL thấp hơn. Trong khi đó, cholesterol này tốt cho cơ thể với HDL làm nhiệm vị giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời còn giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch với lượng lớn hơn 40mg/dL.

Việc bổ sung cho cơ thể 50mg kẽm mỗi ngày cũng là nguyên nhân khiến cho nồng độ HDL thấp đi, đồng thời còn làm tăng lượng cholesterol xấu là LDL lên. Kết quả này đồng nghĩa với việc làm tăng khả năng trẻ thừa kẽm mắc các bệnh lý về tim mạch.

1.8. Thừa kẽm nhưng thiếu đồng

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, đồng là một chất cạnh tranh với kẽm để có thể được hấp thụ vào ruột non của con người. Việc sử dụng 40mg kẽm mỗi ngày còn là nguyên nhân khiến đồng không được hấp thụ vào ruột non.

Điều này còn cho biết thêm rằng, việc sử dụng kẽm cao, thừa kẽm cũng là nguyên nhân khiến cơ thể thiếu đồng và gây ra các bệnh lý có liên quan đến tình trạng thiếu máu nội bào, làm giảm bạch cầu trung tính.

2. Trẻ thừa kẽm có sao không?

Thực tế, vitamin và khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, để có sức khỏe tốt thì việc bú đủ sữa mẹ và ăn uống đủ chất giúp trẻ nhận được vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất một cách toàn diện.

Một vài nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu vitamin, khoáng chất và kẽm:

- Tình trạng trẻ sinh đôi, sinh non,...

Trẻ thừa kẽm: Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ và liều lượng khuyên dùng - Ảnh 4.

Trẻ sinh non là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết để phát triển cơ thể - Ảnh Internet

- Khi trẻ lớn quá nhanh.

- Thói quen ăn uống của trẻ không khoa học, ăn uống không đầy đủ.

- Khi trẻ không được bú sữa mẹ.

- Trẻ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: rối loạn hấp thu, trẻ bị tiêu chảy kéo dài hay mắc bệnh gan mật,...

Đối với trẻ nhỏ, khi gặp phải tình trạng thiếu vitamin A sẽ khiến trẻ mắc phải một số bệnh về mắt, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp hoặc tiêu hoá.

Trong khi đó, thiếu vitamin B1 có thể khiến trẻ bị phù và viêm dây thần kinh.

Thiếu vitamin C khiến trẻ bị chảy máu dưới da.

Tình trạng trẻ thiếu kẽm sẽ gây ra một số bệnh lý ngoài da.

Rõ ràng, thiếu vitamin, khoáng chất có kẽm đều sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin, khoáng chất và kẽm một cách quá liều còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nguy hiểm khác.

Do đó, việc bổ sung dù là vitamin, khoáng chất hay kẽm cho trẻ phụ huynh đều cần dành thời gian để tìm hiểu về các loại thực phẩm có tác dụng bổ sung từng thành phần dinh dưỡng cho trẻ một cách khoa học. Điều này góp phần giúp trẻ nhận được lượng dưỡng chất cần thiết mà không gặp phải tình trạng dưa thừa hay thiếu kẽm xảy ra.

Vậy trẻ bị thừa kẽm có sao không? Câu trả lời là Có. Khi trẻ thừa kẽm sẽ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Nên phụ huynh cần bổ sung kẽm cho trẻ hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi. Đặc biệt, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ thừa kẽm: Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ và liều lượng khuyên dùng - Ảnh 5.

Trẻ còn có nguy cơ ngộ độc kẽm nếu bổ sung quá nhiều kẽm trong một ngày - Ảnh Internet

3. Liều lượng kẽm khuyến nghị dành cho trẻ nhỏ

Kẽm là khoáng chất có vai trò quan trọng với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Nguồn bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ đa phần là từ sữa mẹ hoặc một số loại thực phẩm. Tuy đây là các nguồn bổ sung an toàn, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ bị dư thừa kẽm. Thậm chí, trẻ còn có nguy cơ ngộ độc kẽm nếu bổ sung quá nhiều kẽm trong một ngày.

Theo Viện Y khoa về Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ, lượng kẽm tối đa mà trẻ có thể bổ sung là:

- Đối với trẻ từ sơ sinh đến dưới 1 tháng tuổi: 0,8 mg/ngày.

- Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 3 tuổi: từ 3 đến 10 mg/ngày.

- Đối với trẻ 4 tuổi đến 12 tuổi: 12 mg/ngày.

Kẽm rất cần thiết cho cơ thể trẻ nhưng chỉ tốt cho trẻ khi trẻ được bổ sung một lượng phù hợp với nhu cầu khuyến nghị. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý để tránh tình trạng trẻ thừa kẽm.


Tác giả: Anh Dũng