6 cách nên áp dụng để giảm căng thẳng mệt mỏi, tránh trầm cảm

6 cách nên áp dụng để giảm căng thẳng mệt mỏi, tránh trầm cảm
Với các cách làm giảm căng thẳng mệt mỏi sau đây, bạn có thể đẩy lùi trầm cảm, giúp cuộc sống thoải mái, vui vẻ hơn.

Sau một ngày làm việc vất vả, điều bạn mong muốn nhất chính là về nhà, thư giãn trên chiếc giường êm ái hoặc dòng nước ấm. Tuy nhiên, rất nhiều lúc bạn không cảm thấy thoải mái hơn khi trở về. Vậy nguyên nhân vì sao?

Nếu không giải quyết vấn đề này triệt để, giảm căng thẳng mệt mỏi sau một ngày dài thì có thể bạn sẽ mắc chứng trầm cảm và gây nhiều ảnh hưởng về sau. 

Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một số cách hiệu quả để giảm căng thẳng mệt mỏi, lấy lại tinh thần, năng lượng cho ngày mới. 

1. Điều chỉnh loại đèn chiếu sáng để giảm căng thẳng mệt mỏi cho cơ thể

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu sử dụng bóng đèn có công suất cao là nguyên nhân gây ra tình trạng stress, khiến bạn cảm thấy muốn ăn nhiều hơn, ăn nhanh hơn. Nếu muốn giảm căng thẳng mệt mỏi, bạn nên chú ý tới ánh đèn, đèn có ánh xanh có thể có lợi hơn do có tác dụng cải thiện tâm trạng, ít gây ra mệt mỏi.

2. Chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh

Điều này có vẻ lãng mạn thái quá nhưng việc tưởng như đơn giản là chăm sóc cây cảnh trước khi đi ngủ có tác dụng giảm căng thẳng tuyệt vời. Forbes ghi nhận rằng chăm sóc cho một cây cảnh để bàn có thể giúp bạn thư giãn. Hơn nữa, cây xanh đã được chứng minh giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, trầm cảm và tạo nên một tinh thần lạc quan.

Ảnh 1.

Dành 10-15 phút để chăm sóc cây cảnh trong nhà có thể giảm thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi (Ảnh: Internet)

3. Hãy để bàn chân được thoải mái

Việc đi trên giày cao gót hoặc gây áp lực cho bàn chân quá lâu sẽ tạo ra những ức chế về thần kinh và cảm xúc. Vì vậy hãy để bàn chân mình được thoải mái để thư giãn hơn. Theo Forbes, đây là cách hiệu quả nhằm giảm căng thẳng mệt mỏi. "Tác động đến phần còn lại của tâm trí và cơ thể thông qua xoa bóp bàn chân là một trong những cách chăm sóc sức khỏe lâu đời theo kiểu phương đông."

4. Ngửi tinh dầu

Khứu giác của chúng ta sẽ nhạy cảm hơn khi chúng ta bị căng thẳng, vậy tại sao không tận dụng chính điều này ? Hương liệu thường được dẫn ra như một chất giúp giảm stress. Theo tờ The Huffington Post, "Tinh dầu như oải hương thậm chí còn có tác dụng như hoạt động của các loại thuốc chống lo âu làm với thành phần neuroreceptors nhất định." Vì vậy, việc sử dụng một số loại tinh dầu có thể là một điều rất hữu ích sau một ngày dài mệt mỏi.

Ảnh 2.

The Huffington Post cho biết tinh dầu có thể làm giảm căng thẳng mệt mỏi, thư giãn tinh thần hiệu quả (Ảnh: Internet)

5. Dọn dẹp đồ đạc

Một số người thường lấy việc dọn dẹp làm một cách để giải tỏa căng thẳng. Nếu bạn còn hoài nghi với cách này, bạn nên thử nó bởi việc dọn dẹp không chỉ đơn thuần là làm sạch nhà mà nó còn giúp bạn sắp xếp lại đầu óc. 

"Tập trung dọn dẹp giúp bạn giảm căng thẳng," Lauren Napolitano, một nhà tâm lý học tại Bệnh viện Bryn Mawr ở Pennsylvania, nói với báo Time. "Từ bỏ những vật dụng không dùng đến cho bạn một cảm giác thoải mái hơn, bình tĩnh hơn với những yếu tố gấy căng thẳng cho bạn." Dọn dẹp một ngăn kéo nhỏ nhưng lộn xộn có thể có hiệu quả như vậy.

6. Duỗi người trước khi ngủ

Duỗi người là cách dưỡng sinh thực dụng đơn giản nhất. Dân gian có câu ngạn ngữ "Duỗi người chính là lời giáo huấn xưa, có thể tiêu tan mỏi mệt nuôi dưỡng máu lại dưỡng tâm."

Từ góc độ y học, điều gọi là "gân giãn một tấc, tuổi thọ kéo dài mười năm" là nói về kéo duỗi thân thể, ví dụ như làm động tác duỗi người, có tác dụng trợ giúp khơi thông kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông, điều chỉnh sự hòa hợp âm dương của tạng phủ. Đây là một loại phương pháp rất tốt bảo vệ sức khoẻ.

7. Chải đầu trước khi ngủ

Bài tập này thích hợp cho việc kích thích các huyệt vị trên đầu, có lợi cho việc cải thiện chức năng đại não, điều tiết kinh mạch toàn thân, đạt tới mục đích phòng bệnh, dưỡng sinh.

Những người bị bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, thần kinh suy nhược, thì càng nên kiên trì chải đầu, dùng lược kích thích các huyệt vị ở đầu, tốt cho gan, đả thông các huyệt vị, có tác dụng phụ trợ trị liệu đối với bệnh tật.

Tác giả: Phương Thuận