6 cách chữa khò khè có đờm do bệnh đường hô hấp

6 cách chữa khò khè có đờm do bệnh đường hô hấp
Khò khè thường gặp trong bệnh hen, viêm phế quản cấp, COPD. Khò khè khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. 6 cách chữa khò khè đơn giản tại nhà giúp bạn thở dễ hơn, tự tin hơn.

Hiện tượng thở khò khè xảy ra khi không khí đi từ ngoài vào phổi gặp một chỗ hẹp phát ra âm thanh. Trong bệnh viêm phế quản, chỗ hẹp có thể là sưng nề niêm mạc phế quản, chất nhầy bám vào thành phế quản,..

Dưới đây là 6 cách chữa khò khè đơn giản tại nhà:

1. Xông hơi bằng nước ấm

Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí, tắm nước ấm, hoặc đơn giản là ngồi trong phòng tắm đóng kín của lại và mở nước nóng.

Hơi nước ấm sẽ giúp giảm tình trạng sung huyết và chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn thở dễ dàng hơn từ đó, chữa khò khè hiệu quả.

Cần lưu ý, hơi nước sử dụng là hơi nước ấm, ẩm. Tránh các hơi nước khô, nóng sẽ gây kích thích đường hô hấp khiến bệnh nặng hơn.

2. Uống nước ấm

Nếu triệu chứng khò khè là do chất nhầy đông đặc nhiều ở khí quản, nước ấm là cách chữa khò khè khá hiệu quả.

Uống trà nóng, hoặc 1 cốc nước ấm sẽ giúp loãng những chất đàm đặc quánh, dễ dàng đẩy ra ngoài qua cơ chế ho.

Cung cấp đủ nước còn giảm đáng kể tình trạng sung huyết ở niêm mạc phế quản.

3. Ngưng hút thuốc lá

Chữa khò khè đơn giản nhất là ngừng, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Ngoài việc gây kích ứng đường hô hấp, hút thuốc lá còn là nguyên nhân dẫn đến khò khè mạn tính trong bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).

Hút thuốc lá thụ động cũng dẫn tới khò khè, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Nghiên cứu Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, ở những trẻ em hút thuốc lá thụ động tăng nguy cơ mắc bệnh hen và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nặng nề hơn ở trẻ không hút thuốc lá thụ động.

Chữa khò khè tại nhà không chỉ tránh xa khói thuốc lá, cần tránh xa các tác nhân sinh khói khác: đốt rác, khói từ lò nướng thức ăn, ô nhiễm môi trường, khói bụi, hóa chất,..

4. Tập hít thở

Các bài tập này giúp phổi khỏe hơn, hoạt động tốt hơn.

- Thở mím môi: là kỹ thuật làm giảm nhịp thở và mỗi nhịp hiệu quả hơn. Khi bạn thở hiệu quả, bạn sẽ không cần phải cố gắng hết sức chỉ để thở.

Ảnh 2.

Cách thở: hít vào 2 nhịp thật chậm bằng mũi, mím môi lại như đang chuẩn bị huýt sao, thở ra thật chậm trong 4 nhịp. Lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm thấy đỡ khò khè

- Thở bụng (belly breathing): cũng tương tự như thở mím môi. Thở bụng cũng giúp mỗi nhịp thở hiệu quả hơn, cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể.

Cách thở: hít vào thật chậm bằng mũi, cảm nhận luồng không khí đi xuống bao tử, cố gắng hít và giữ thật lâu. Thở ra thật chậm bằng đường miệng, thời gian thở ra gấp 2-3 lần thời gian hít vào.

5. Không vận động dưới thời tiết lạnh khô

Thời tiết khô hanh, sẽ làm đường hô hấp co nhỏ lại, tăng tình trạng khò khè khó thở. Vận động trong nhà là cách chữa khò khè cực đơn giản và dễ dàng thực hiện.

6. Ăn nhiều trái cây và rau xanh

Thức ăn có chứa vitamin C bảo vệ đường hô hấp tốt hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung vitamin C bằng đường thực phẩm sẽ tốt hơn sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin C.

chế độ ăn của bệnh nhân xơ gan còn bù

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C:

+ Bông cải xanh

+ Cà chua

+ Ớt chuông

+ Cam

Gừng tươi cũng là cách chữa khò khè khá hiệu quả. Gừng có tác dụng bảo vệ đường hô hấp khỏi tác động của virus. Trà gừng ấm là hỗn hợp kháng virus giúp giảm khò khè ở người bệnh viêm phế quản do virus.

Cần lưu ý, nếu bạn khò khè nhiều, kèm theo những triệu chứng dưới đây, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời:

- Da tím tái

- Đau ngực

- Thở nhanh

- Khó thở

- Đau đầu

- Chóng mặt

Khi đến gặp bác sĩ, đầu tiên bạn sẽ được cho thở oxy nếu nồng độ bão hòa oxy trong máu giảm thấp. Sau đó tùy nguyên nhân sẽ có hướng xử trí khác nhau.

Nếu là khò khè có nguồn gốc từ viêm phế quản, thường thuốc giãn phế quản chữa khò khè tốt nhất. Sau đó, có thể tùy mức độ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng kháng sinh phù hợp.

Tóm lại, thở khò khè là triệu chứng do tắc nghẽn đường hô hấp dưới gây nên. Chữa khò khè mức độ nhẹ có thể xử trí tại nhà bằng các phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Nếu khò khè mức độ nặng, khó thở nhiều cần gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.


Tác giả: Hồng Phượng