Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là một trong các gánh nặng sức khỏe hàng đầu hiện nay, bởi những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra cho trẻ cả trong hiện tại và tương lai như chậm phát triển thể chất, trí tuệ, sức đề kháng yếu,... Do đó, đề phòng suy dinh dưỡng thấp còi là mục tiêu rất được coi trọng trong thực tế.
Phát hiện, cải thiện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi là cách hiệu quả để giúp phòng tránh suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ.
Trình độ học vấn và kinh tế của cha mẹ là một trong những yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ quan trọng nhất trên thực tế.
Suy dinh dưỡng thường hay xuất hiện hơn ở các gia đình mà cha mẹ có trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận thấp với các nguồn thông tin chính xác về chế độ chăm sóc trẻ,.... Những điều này khiến trẻ không được chăm sóc đúng cả về chế độ dinh dưỡng, dự phòng các bệnh lý nhiễm trùng, phát hiện sớm các vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe khác và dẫn đến hậu quả là suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ xuất hiện.
Ngoài ra, khả năng kinh tế của cha mẹ cũng đóng vai trò là yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi rất quan trọng. Khi khả năng kinh tế của cha mẹ không đủ để chi trả cho các chi phí về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng khiến trẻ không được đáp ứng đủ dinh dưỡng, gây nên suy dinh dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.
Một số yếu tố liên quan đến bản thân trẻ cũng là những yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi không thể bỏ qua, chẳng hạn như:
- Cân nặng của trẻ khi sinh: Trẻ khi sinh có cân nặng càng thấp (đặc biệt trong trường hợp sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,...) thì nguy cơ mắc suy dinh dưỡng thấp còi càng cao. Những trẻ có cân nặng dưới 2000g lúc sinh có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn gấp 4 lần so với trẻ có cân nặng lúc sinh đạt 2500g.
- Khoảng cách giữa các lần sinh: Khoảng cách giữa các lần sinh cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ. Khi khoản cách giữa hai lần sinh càng gần sẽ càng làm tăng nguy cơ xảy ra suy dinh dưỡng thấp còi.
3. Một số bệnh lý là nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ
Một số bệnh lý khác nhau như các bệnh lý bẩm sinh (bệnh tim bẩm sinh, bệnh não bẩm sinh, hở hàm ếch, phình đại tràng bẩm sinh,...), hay các bệnh lý mắc phải đặc biệt là các bệnh lý nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, các bệnh lý mãn tính khác (hen,...) đều là những yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi hàng đầu không thể bỏ qua.
Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ở trẻ em đóng vai trò đặc biệt trong giảm nhẹ tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý vừa là một yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ vừa là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng.
Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn khi không được sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú mẹ đến 24 tháng. Hoặc trẻ được cho ăn dặm bằng các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cũng ít suy dinh dưỡng hơn so với các trẻ thường xuyên sử dụng các thực phẩm nghèo dinh dưỡng nhưng giàu năng lượng như kẹo, bánh, socola,...
Một yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi khác mà ta không thể bỏ qua chính là hệ thống y tế công cộng tại nơi trẻ sinh sống. Hệ thống y tế công cộng yếu kém sẽ khiến trẻ không được tiêm phòng đầy đủ (dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm hơn,...), không được phát hiện sớm tình trạng chậm tăng cân hoặc giảm cân bất thường, không hướng dẫn được cha mẹ về cách chăm sóc trẻ đúng,... Những điều này đều làm gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.
Có thể thấy rằng, những yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ luôn hiện hữu bên cạnh chúng ta. Vì vậy, cha mẹ cần tự trang bị thêm kiến thức, giảm thiểu tối đa các yếu tố này để giúp trẻ phòng tránh suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.
Nguồn dịch: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5828120/