Viêm da tiếp xúc là căn bệnh thường gặp do dị ứng hoặc kích thích với các tác nhân gây viêm da. Khi cơ thể có dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc, bạn nên điều trị dứt điểm, không nên tự ý điều trị tại nhà nếu bệnh tiến triển nặng, điều này dẫn đến những sai lầm trong điều trị khiến bệnh trở thành mãn tính, về sau rất dễ tái phát và biến chứng thành những bệnh nguy hiểm.
Viêm da tiếp xúc được chia thành nhiều dạng khác nhau, bên cạnh những dấu hiệu chung thì ở mỗi dạng sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, nếu không có trình độ chuyên môn nhất định thì bạn không nên tự ý điều trị tại nhà.
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc thường gặp nhất. Bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu này để so sánh với tình trạng mình đang gặp phải, từ đó có thể tự chẩn đoán hoặc có các phương pháp thăm khám hợp lý.
Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc thường thấy nhất là những biểu hiện trên da, bệnh nhân hoàn toàn có thể căn cứ vào những điểm bất thường như sau|:
HIện tượng ngứa ngáy khó chịu có thể xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây bệnh khoảng 2-3 giờ hoặc lâu hơn tùy cơ địa mỗi người. Cơn ngứa có thể khiến da bạn sưng tấy, kích thích gãi mạnh, càng gãi càng ngứa, tổn thương ngoài da.
Da sung huyết nổi đỏ cũng là một triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc. Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, da của bạn có thể bị xung huyết, nổi ửng đỏ, rất dễ quan sát vùng da đỏ khi tiếp xúc với vật dụng như quần áo, dép cao su...
Da của bạn có thể bị xung huyết, nổi ửng đỏ, rất dễ quan sát vùng da đỏ khi tiếp xúc với vật dụng gây kích ứng. (Ảnh: Hello Bác sĩ)
Khi bị nổi sẩn ngứa ở bất cứ vùng da nào bạn cũng cần đề phòng vì đây cũng là triệu chứng viêm da tiếp xúc. Những vết sẩn ngứa ngày có thể nhỏ li ti, mới đầu chỉ là những mụn nước nhưng về sau nếu nặng hơn, nó sẽ tiến triển thành mủ xung quanh.
Viêm da tiếp xúc khi mới khởi phát rất khó để lở loét, nhiễm trùng. Thường căn bệnh này sẽ nghiêm trọng và chuyển sang lở loét khi điều trị sai cách hoặc để lâu không đi khám, mụn nước lớn hơn khiến da bị phồng rộp. Trường hợp mụn vỡ ra tạo thành các vết loét lớn rất dễ bị nhiễm trùng.
Khi tổn thương trên bề mặt da lành lại sẽ xuất hiện những mảnh vảy khô và bong tróc trên da. Một số trường hợp da còn để lại sẹo do bị tổn thương sâu.
Viêm da tiếp xúc gồm 3 loại chính:
- Viêm da tiếp xúc kích thích
- Viêm da tiếp xúc dị ứng
- Viêm da tiếp xúc toàn thân.
Viêm da tiếp xúc kích thích là dạng viêm da phổ biến, gặp trên 80 trường hợp mắc bệnh. Hiện tượng này xảy ra do bị kích thích khi tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, các chất có chứa acid mạnh, chất phụ gia, côn trùng, sâu bọ...
Viêm da tiếp xúc kích thích là dạng viêm da phổ biến, gặp trên 80 trường hợp mắc bệnh. (Ảnh: Internet)
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xuất hiện ngay sau vài phút khi da tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp chứng viêm da tiến triển dần theo thời gian khi tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài.
- Nổi phát ban ở vùng cơ thể tiếp xác với tác nhân gây kích thích
- Vùng da tổn thương màu đỏ
- Cảm giác nóng rát, ngứa và đau nhức ở vùng da bị bệnh
- Da phồng rộp khi không được điều trị sớm và có thể phát triển thành các vết loét lớn
Những người có cơ địa dễ bị dị ứng thường mắc dạng bệnh này khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như mỹ phẩm, nước hoa, bụi hay thậm chí là thuốc kháng sinh.
- Đỏ và ngứa ở một vùng da. Khu vực thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là bàn tay và trên mặt
- Rỉ dịch ở nơi da bị viêm nặng
- Tổn thương có thể lan rộng dần ra cả những vùng da không tiếp xúc với chất gây dị ứng
- Thường da sẽ bị dị ứng sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ 4-24 giờ.
Đỏ và ngứa ở một vùng da. Khu vực thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là bàn tay và trên mặt. (Ảnh: Internet)
So với 2 dạng thường gặp bên trên thì bệnh viêm da tiếp xúc toàn thân ít gặp hơn nhưng cũng cần được đề cập đến. Dạng này xảy ra ở những nơi môi trường ô nhiễm, nguồn nước tắm rửa sinh hoạt không hợp vệ sinh, thực phẩm chứa chất bảo quản độc hại, hoặc dị ứng với thuốc dạng tiêm tĩnh mạch.
Khi thấy các dấu hiệu nổi trên như nổi phát ban ửng đỏ trên da, da toàn thân ngứa ngáy khó chịu, mệt mỏi, khó thở, bạn nên đi khám thay vì tự điều trị nên như không có trình độ nhất định.
Bệnh viêm da tiếp xúc là căn bệnh không nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng, bệnh hoàn toàn có thể tự chữa nếu như ở thể nhẹ, sử dụng thuốc bôi theo đơn và kiêng tiếp xúc với các tác nhân. Tuy nhiên nếu bệnh trở nên phức tạp, kéo dài mãi không khỏi thì bạn nên tìm đến các chuyên gia điều trị dứt điểm, tránh bệnh trở thành mạn tính hoặc biến chứng thành các thể bệnh khác.