Đái tháo đường là bệnh nguy hiểm, không chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường ngay từ bây giờ bằng lối sống lành mạnh kết hợp với ăn các loại thực phẩm được chia sẻ bên dưới.
Sữa và sữa chua là thực phẩm giàu protein có lợi và canxi. Chế độ ăn nhiều sữa giúp cơ thể chống lại kháng insulin, vấn đề cốt lõi để điều trị bệnh tiểu đường. Lượng protein trong trứng cũng được đánh giá tốt. 1-2 quả trứng cung cấp năng lượng cho vài giờ, nhưng không làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể.
Táo là một trong 10 loại trái cây đứng đầu về hàm lượng chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tránh khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ăn táo chưa gọt vỏ có hiệu quả tốt nhất.
Bơ chứa nhiều chất béo có lợi. Chất kali trong bơ giúp cơ thể ổn định đường máu lâu dài và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim.
Trái bơ cũng là loại trái cây dễ chế biến với các công thức như bơ nướng, salad bơ mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Cà rốt có lượng đường rất thấp và giàu chất beta-carotene, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Một số quả mọng như nho, dâu tây, trứng cá, mận, sơ ri… chứa nhiều chất xơ và chống oxy hóa cũng giúp đường máu thấp hơn bằng cách thúc đẩy sản xuất insulin.
Bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và chất chống oxy hóa, đặc biệt là crom giúp kiểm soát đường huyết lâu dài. Bạn có thể chế biến bông cải thành các món ăn ngon miệng dễ làm như súp, thịt hầm bông cải xanh, xào tỏi hoặc chế biến với sốt đậu nành, mù tạt, dầu mè đen…
Các loại thịt trắng như gà nạc bỏ da, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường và phòng ngừa bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của trường Y tế cộng đồng Harvard, ăn cá một lần mỗi tuần có thể giảm hơn 40% nguy cơ mắc bệnh.
Hạt bí ngô, hướng dương, mè… giàu protein, chất xơ và chất béo tốt cho cơ thể. Chúng phối hợp cùng nhau để giữ lượng đường trong máu thấp và ngăn ngừa bệnh tim.
Trong hạt lúa mạch có chứa chất xơ hòa tan cũng làm chậm đáng kể quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate. Vì vậy, dùng lúa mạch thay cho gạo trắng, có thể giảm hơn 70% sự gia tăng đường máu sau bữa ăn, giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, mỗi tuần nên ăn các loại đậu 2 ngày. Chất xơ hòa tan trong nhóm thực phẩm này giúp bạn cảm thấy no, ổn định lượng đường trong máu và giảm cholesterol.
Nghiên cứu cho thấy, người thích ăn yến mạch giảm được đáng kể lượng cholesterol có hại, cũng như cải thiện được tình trạng kháng insulin.
Chất xơ hòa tan trong yến mạch làm chậm tốc độ hấp thụ của cơ thể, phá vỡ carbohydrate, ổn định đường máu. Magne, crom, acid béo omega-3 và folate có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, cũng giúp cân bằng độ nhạy insulin và đường máu - cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả bằng dinh dưỡng.
Dầu ôliu chứa các chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng giảm nguy cơ tim mạch và giữ đường máu ổn định, bằng cách chống lại kháng insulin.
Ngoài ra, dầu ôliu còn giúp giảm cân, cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường bị thừa cân. Bạn nên dùng dầu ôliu để xào nấu trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm bơ đậu phộng giàu chất xơ và chất béo có lợi, nhằm giảm nguy cơ tiểu đường.