Những cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày gây ra có thể khiến bạn gặp phải một số ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt trong ngày.
Thế nhưng, nếu bạn không chú ý nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày thì tình trạng đau dạ dày có thể diễn biến nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
Cùng tìm hiểu những thói quen ăn uống gây hại tới sức khỏe của người có bệnh về dạ dày để tránh mắc phải bạn nhé!
Nếu bạn là một người nghiện ăn cay thì tỷ lệ bị viêm dạ dày sẽ cao hơn so với những người không ăn được cay. Do những món có gia vị cay sẽ làm kích thích vùng dạ dày của bạn, từ đó gây viêm loét nếu ăn quá nhiều trong ngày. Vậy nên, bạn cần sửa ngay thói quen này để tránh gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
Carbon dioxide có trong nước có ga sẽ gây kích thích niêm mạc, từ đó giảm tiết axit dạ dày và gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone pepsin, làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày. Bên cạnh đó, những loại nước có ga thường chứa nhiều natri bicacbonat, có thể trung hòa với axit trong dạ dày, từ đó làm giảm nồng độ axit dạ dày và khiến enzyme protease tiêu hóa bị suy yếu.
Do đó, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh dạ dày thì nên tránh uống nước có ga trong các bữa ăn để không xảy ra tình trạng khó chịu, đầy hơi, đau bụng cùng những triệu chứng sức khỏe khác.
Khi có bệnh về dạ dày thì bạn cần tránh ăn những món quá lạnh hoặc quá nóng để không làm ảnh hưởng tới vùng dạ dày đang hồi phục của mình. Lúc này, bạn chỉ nên ăn những món ở nhiệt độ từ 25 - 30 độ C để đảm bảo dạ dày không bị kích thích trong quá trình tiêu hóa.
Rượu, bia, cà phê... đều là những loại đồ uống có chứa chất kích thích dạ dày của bạn. Khi bạn uống vào thì bệnh dạ dày không những chẳng thuyên giảm mà còn trở nên nặng và khó điều trị hơn.
Những loại trái cây chua như cam, chanh, quýt, xoài xanh, khế... đều có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày của bạn trong quá trình tiêu hóa.
Do khi ăn những loại trái cây này thì người mắc bệnh dạ dày sẽ bị kích thích đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy và khiến tình trạng sức khỏe càng trở nên tồi tệ.