5 sai lầm khi điều trị viêm phế quản thường gặp

5 sai lầm khi điều trị viêm phế quản thường gặp
Lạm dụng điều trị viêm phế quản bằng kháng sinh, tự ý mua thuốc không có chỉ dẫn của bác sĩ hay giữ ấm sai cách cho cơ thể là một vài sai lầm mà bệnh nhân thường gặp khi mắc bệnh viêm phế quản.

Khi mắc bệnh, người bệnh thường muốn uống thuốc thật nhiều, và muốn bệnh thật nhanh khỏi, đặc biệt là sử dụng kháng sinh tràn lan, không đúng chỉ định. Và còn rất nhiều những sai lầm khi điều trị thường gặp phải khi chăm sóc và điều trị bệnh lý viêm phế quản thường gặp.

1. Lạm dụng điều trị viêm phế quản bằng kháng sinh

Hiện nay việc sử dụng kháng sinh tràn lan, mất kiểm soát đang là vấn nạn của ngành y tế. Viêm phế quản có nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus, 1 số ít trường hợp là vi khuẩn. Virus không có đáp ứng với kháng sinh và đa phần tự khỏi sau 2 tuần. Vi khuẩn cần sử dụng kháng sinh đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Sai lầm khi điều trị viêm phế quản bằng kháng sinh là sai lầm khá phổ biến.

Cụ thể như sau:

- Tự mua kháng sinh ở nhà thuốc tây: kháng sinh có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ tác dụng vào 1 cơ quan, vùng cơ thể nhất định. Nếu sử dụng sai loại kháng sinh sẽ không có hiệu quả điều trị mà còn gia tăng tình trạng đề kháng kháng sinh. Sai lầm khi điều tri viêm phế quản không đúng kháng sinh sẽ dễ dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng huyết.

- Tự chỉnh liều lượng thuốc kháng sinh: đặc biệt với trẻ nhỏ, ba mẹ thường cho trẻ uống liều bằng 1/2, 1/3 liều người lớn. Đây là sai lầm khi điều trị gây hậu quả nghiêm trọng. Liều kháng sinh cần được cân chỉnh đúng theo cân nặng của trẻ và chỉ có bác sĩ chuyên khoa nhi mới có đủ trình độ chuyên môn cần thiết cho thuốc trẻ em.

Ảnh 3.

Không được tự ý điều chỉnh lượng thuốc mà bác sĩ kê (Ảnh: Internet)

- Tự ý ngưng thuốc kháng sinh: đối với kháng sinh cần sử dụng đủ thời gian thường từ 7-10 ngày. Trong một số trường hợp khi thấy bệnh giảm người bệnh sẽ tự ý ngưng thuốc. Điều này là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng kháng thuốc và làm bệnh nặng hơn. Vì bệnh giảm triệu chứng nhưng vi khuẩn trong cơ thể bệnh nhân có thể vẫn còn, nếu ngưng thuốc lượng vi khuẩn này sẽ tăng sinh nhanh chóng.

2. Sai lầm khi điều trị thuốc ho

Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể dùng để đẩy đàm, chất dịch ra khỏi đường hô hấp. Ho là phản ứng có lợi cho cơ thể. Sử dụng thuốc ho không đúng chỉ định bác sĩ cũng là một sai lầm khi điều trị khác bạn cần quan tâm.

Bạn chỉ nên cân nhắc sử dụng thuốc ho khi tình trạng ho khiến bạn tỉnh giấc về đêm. Đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho thuốc ho.

3. Không ăn uống đầy đủ

Khi mắc bệnh cơ thể thường uể oải, mệt mỏi, các cơ quan trong cơ thể luôn trong trạng thái đình trệ, ngay cả dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân sẽ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon dẫn đến bỏ bữa. 

Đây là sai lầm khi điều trị viêm phế quản rất nhiều người gặp phải. Không ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để 'chiến đấu' với các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Khi bị bệnh bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn cân đối, đủ bữa trong ngày. Nếu cần có thể sử dụng thêm các loại men tiêu hóa giúp dễ tiêu và ăn ngon miệng hơn. Cần lưu ý ăn nhiều trái cây, rau xanh, và uống nhiều nước > 2 lít nước mỗi ngày.

4. Giữ ấm sai cách

Bác sĩ khuyên bệnh nhân cần được giữ ấm vùng mũi, hầu họng và vùng cổ. Trong những trường hợp bệnh nhân sốt thường sẽ đi kèm với lạnh run. Người nhà sợ bệnh nhân lạnh nên đắp rất nhiều chăn, mền, mặc áo khoác nhiều lớp, mang vớ tay, vớ chân,…

Ảnh 5.

Bác sĩ khuyên bệnh nhân cần được giữ ấm vùng mũi, hầu họng và vùng cổ (Ảnh: Internet)

Đây là sai lầm khi điều trị viêm phế quản đặc biệt nghiêm trọng. Bệnh nhân sốt cao cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để thuận lợi cho quá trình thải nhiệt ra ngoài. Giữ ấm quá sẽ khiến bệnh nhân sốt cao hơn.

5. Không chịu uống thuốc

Một vài bệnh nhân thích uống rất nhiều thuốc, ngược lại có những bệnh nhân mặc dù bệnh rất nặng nhưng không đồng ý đến khám bác sĩ hoặc uống thuốc. Đây cũng là sai lầm khi điều trị khá nhiều người mắc phải. Người nhà cần lưu ý những dấu hiệu nặng của bệnh để thuyết phục bệnh nhân đến khám và điều trị kịp thời hạn chế bệnh nặng, nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nặng của bệnh: đàm chuyển xanh màu vàng hoặc xanh, tăng số lượng, bệnh nhân phải thức giấc giữa đêm, khó ngủ, bệnh kéo dài hơn 3 tuần, ho ra máu.

Viêm phế quản là một bệnh khá dễ chẩn đoán và điều trị. Nhưng cần lưu ý tránh 5 sai lầm khi điều trị viêm phế quản đã nêu để có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Ngoài ra, bệnh nhân cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Đồng thời sự quan tâm, cùng chia sẽ của người nhà cũng góp phần giúp bệnh nhân mau hồi phục.

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/lung/what-helps-you-feel-better-with-bronchitis#2


Tác giả: Hồng Phượng