5 phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư khí quản - đọc ngay trước khi quá muộn

5 phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư khí quản - đọc ngay trước khi quá muộn
Nếu vẫn đang nghi ngờ không biết mình có mắc bệnh ung thư khí quản hay không, bạn nên đến các cơ quan khám chữa bệnh uy tín để làm các biện pháp kiểm tra và biết kết quả chính xác nhất.

Chẩn đoán là bước quan trọng để xác định bạn có mắc ung thư hay không. Tuy nhiên, bệnh ung thư khí quản là bệnh hiếm gặp và rất khó chẩn đoán chính xác. Nó có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh về hô hấp khác như hen suyễn, viêm phế quản.

Để biết bạn có bị bệnh ung thư khí quản hay không, bạn có thể thực hiện một trong các biện pháp sau đây.

1. Chụp X-quang

Đây là phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh ung thư khí quản. Tuy nhiên do tình trạng hiếm gặp của bệnh mà trong một vài trường hợp chỉ sử dụng phương pháp này sẽ không phát hiện được khối u trong các tế báo trên thành khí quản.

Ảnh 2.

2. CT (chụp cắt lớp vi tính scan)

Chụp CT scan là phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư khí quản sử dụng hàng loạt các tia X-quang, từ đó xây dựng hình ảnh ba chiều về bộ phận bên trong cơ thể. Cơ chế của cách chụp cắt lớp CT không gây đau đớn, thời gian mất khoảng 10-30 phút. CT scan sử dụng lượng phóng xạ rất nhỏ nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến cơ thể người được chụp cắt lớp. 

Trước khi tiến hành phương pháp này người bệnh nên nhịn ăn hoặc ăn ít nhất 4 tiếng trước khi thực hiện chụp cắt lớp CT.

Ảnh 3.

Trong quá trình thực hiện, bạn có thể được bác sĩ cho uống hoặc tiêm thuốc nhuộm nhằm mục đích giúp vùng cơ thể chụp cắt lớp hiển thị rõ nét hơn khi quét. Tác dụng phụ của thuốc này là khiến cơ thể bạn nóng hơn sau một vài phút thuốc tác dụng. Nếu bạn dị ứng với i-ốt hoặc có tiền sử hen xuyễn hãy cẩn thận với loại thuốc này và cho bác sĩ biết trước để tránh trường hợp phản ứng và dị ứng.

3. MRI (chụp cộng hưởng từ) quét

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư khí quản này tương tự như chụp CT cắt lớp, tuy nhiên thay vì sử dụng tia X-quang để scan, MRI dùng từ tính để quét vùng cơ thể cần chụp. 

Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hoàn thành một số bài kiểm tra trước nhằm đảm bảo cơ thể phù hợp với phương pháp. 

Ngoài ra, để thực hiện MRT đạt kết quả tốt nhất, bạn nên tháo các vật dụng bằng kim loại, trang sức. Khi bắt đầu, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc nhuộm vào tĩnh mạch tương tự như chụp CT để tăng hiệu quả hiển thị vùng cơ thể cần chụp.

Thời gian để thực hiện phương pháp này mất khoảng 30 phút, mặc dù không gây đau đớn nhưng có thể sẽ khiến bạn khó chịu vì máy móc làm việc khá ồn ào.

4. Nội soi

Phương pháp nội soi nhằm chẩn đoán ung thư khí quản sử dụng ống dẻo mỏng đưa vào miệng hoặc mũi để kiểm tra khí quản. Trước khi thực hiện phương pháp này bạn không nên ăn uống hoặc ăn trước ít nhất 4 tiếng đồng hồ để giữ khí quản sạch.

Một số người đến nội soi bác sĩ có thể cho gây tê cục bộ ở cổ họng hoặc sử dụng thuốc gây mê. Phương pháp nội soi có tác dụng phát hiện các khối u dù nhỏ nhất bên trong tế bào mô của thành khí quản. Đây cũng là một những cách phát hiện, tầm soát ung thư khí quản sớm.

Ảnh 4.

Sau khi thực hiện nội soi, phải mất vài tiếng sau đó thuốc tê mới hết tác dụng, vì vậy trong thời gian này bạn chưa thể ăn uống hoặc nuốt bình thường và có cảm giác buồn ngủ.

5. Soi phế quản trực tiếp

Soi phế quản trực tiếp đôi khi được sử dụng để bác sĩ đưa ra kế hoạch hoặc phác đồ điều trị. Phương pháp này có thể giúp họ nhìn thấy các khối u rõ hơn và giữ cho khí quản ổn định trong suốt quá trình điều trị. Các kết quả của các xét nghiệm này sẽ giúp các chuyên gia quyết định vào loại điều trị tốt nhất cho bạn.

Tổng hợp

Tác giả: Thu Hoa