Tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người mà tốc độ hồi phục sau Covid-19 sẽ khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia đều khuyên rằng, sau khi khỏi Covid-19 người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Nếu như các triệu chứng Covid-19 vẫn kéo dài trên 3 tháng sau khi nhiễm thì bạn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp.
Vitamin C có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể, trong đó có tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng. Trong đó bổ sung vitamin C đúng cách giúp cơ thể chống lại những bệnh liên quan tới hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh,..
Ngoài ra, vitamin C là loại vitamin có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn sự hình thành của các gốc tự do, chữa lành các tổn thương tế bào.
Nên bổ sung bao nhiêu vitamin C một ngày?
- Trẻ em 6 đến 11 tháng cần 25-30mg Vitamin C/ngày
- Trẻ em 1 đến 6 tuổi cần 30mg Vitamin C/ngày
- Trẻ em 7 đến 9 tuổi cần 35mg Vitamin C/ngày
- Trẻ trong độ tuổi vị thành niên 10 đến 18 tuổi cần 65mg Vitamin C/ngày
- Người trưởng thành cần 70mg Vitamin C/ngày
- Phụ nữ có thai cần 80mg Vitamin C/ngày
- Phụ nữ cho con bú cần 95mg Vitamin C/ngày
Những người sử dụng thuốc lá, sống trong môi trường có khói thuốc (hút thuốc lá thụ động)...lại cần lượng Vitamin C nạp vào cơ thể mỗi ngày cao hơn bình thường khoảng 35mg/ngày.
Vitamin C có nhiều ở đâu?
Vitamin C được tìm thấy có nhiều trong bưởi, kiwi, cam, chanh, dâu tây, ớt chuông, xoài, đu đủ,...
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Điều này có nghĩa là nó hòa tan được trong chất béo/dầu và có thể được tích trữ trong cơ thể trong một thời gian dài.
Vitamin D có tác dụng giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp nhờ sản sinh ra hợp chất cathelicidin - một dạng peptide có công dụng chống lại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Các nghiên cứu đã phát hiện rằng, một người có đủ vitamin D sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những lợi ích đó bao gồm việc tác động tích cực lên những hệ thống cơ bản của cơ thể, thậm chí góp phần nâng cao tuổi thọ của con người.
Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha đã được tiến hành khi đại dịch COVID-19 mới bắt đầu. Theo đó, 82% số bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện là những người có mức vitamin D thấp. Vì vậy họ cho rằng vitamin D có thể bảo vệ cơ thể trước COVID-19.
Nhiều nghiên cứu khác cũng thu được kết quả tương tự về vai trò của vitamin D đối với bệnh COVID-19. Nổi bật là kết quả phân tích tổng hợp kết quả từ 54 nghiên cứu đã cho thấy, thiếu hụt vitamin D có mối quan hệ với tăng nguy cơ nhiễm COVID-19, tỷ lệ nhập viện hoặc khoa hồi sức tích cực, tỷ lệ tử vong,...
Vitamin D có nhiều ở đâu?
Vitamin D có trong những thực phẩm sau: Cá Nấm, sữa tươi nguyên kem, sữa đậu nành, dầu gan cá tuyết, đậu phụ, pho mát, trứng, hàu, yến mạch,...
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung đầy đủ vitamin E cho cơ thể có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch của các tế bào T chưa trưởng thành. Đặc biệt vitamin E còn có công dụng rút ngắn thời gian hồi phục của các tế bào bị tổn thương.
Các nghiên cứu chỉ ra, vitamin E mặc dù không tham gia chuyển hóa nhưng lại là một chất xúc tác để thúc đẩy phản ứng chuyển hóa. Chính sự tham gia tích cực của vitamin E vào quá trình chuyển hóa khiến vitamin E có nhiều vai trò khác nhau như hạn chế các gốc tự do, ngăn ngừa sự lão hóa, tăng hấp thu vitamin K và vitamin A, cải thiện sức khỏe tim mạch,...
Nên bổ sung vitamin E bao nhiêu một ngày?
Bác sĩ khuyên người bệnh nên nạp vitamin E hàng ngày với liều lượng là 6,5mg đối với nam giới và 6mg đối với nữ giới.
Vitamin E có nhiều ở đâu?
Những loại rau giàu vitamin E thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày có thể kể đến như củ cải, rau cải xanh, bông cải xanh, rau chân vịt, cà chua,... Các loại quả như: quả hạnh nhân, xoài, kiwi, đu đủ, quả mơ, quả bơ,.. Hay một số loại hạt có thể được sử dụng làm thực phẩm như hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt bí, hạt hướng dương,... cũng là những loại thực phẩm chứa vitamin E với tỷ lệ lớn.
Kẽm có vai trò chính trong việc tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào, giúp ổn định cấu trúc protein và điều hoà quá trình tuần hoàn trong cơ thể.
Theo Tiễn sĩ Heather Moday - Chuyên gia về dị ứng và miễn dịch học, những tác động của kẽm đóng vai trò quan trọng với hiệu quả của các tế bào và các cytokin trong hệ thống miễn dịch của con người, bao gồm cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được. Từ đó giúp cơ thể chống lại virus và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Thậm chí người ta còn chứng minh rằng sử dụng các chế phẩm bổ sung kẽm có khả năng rút ngắn thời gian mắc bệnh, chẳng hạn như cảm lạnh.
Ngoài những điều này, kẽm còn có có vai trò trong một số giai đoạn hình thành cục máu đông, sản xuất kháng thể và duy trì hoạt động bình thường của các tế bào lympho,...
Kẽm có nhiều trong đâu?
Các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt, các loại động vật có vỏ, hải sản sống, trứ, các loại cây họ đậu, các loại hạt là thực phẩm giàu kẽm, ngũ cốc nguyên hạt, phô mai, sô-cô-la đen,...
Omega-3 được biết đến là một loại acid béo cần thiết nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được. Omega-3 có tác dụng lớn trong việc chống viêm và tăng cường sức đề kháng.
Một nghiên cứu trên tạp chí Prostaglandins, Leukotrienes và Essential Fatty Acids, đã chỉ ra rằng nguy cơ tử vong tương đối ở những người có chỉ số Omega-3 (O3I) thực chất thấp hơn khoảng 4 lần so với những người có mức cao hơn.
Sau điều này, các nhà nghiên cứu còn cho biết phản ứng viêm quá mức còn được gọi là "cơn bão cytokine". Đây là tác nhân trung gian cơ bản khiến tình trạng Covid-19 nghiêm trọng.
Axit béo omega-3 (DHA và EPA) khi có các hoạt động chống viêm mạnh và nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng cho thấy các axit béo này có thể làm giảm cơn bão cytokine của COVID-19. Từ đó, Omega-3 được biết đến là nhân tố có tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong do Covid-19 gây ra.
Omega-3 có nhiều ở đâu?
Omega-3 có nhiều trong các loại rau lá xanh, các loại hạt, đậu, trứng, cá hồi, cá mòi, hàu, các loại quả mọng,...
Nguồn dịch:
1. What Taking Zinc Does For Your Body, Say Experts
2. Vitamins and Minerals From A to Z