5 nguyên tắc chiến thắng bệnh tật của một bác sĩ bị ung thư gan

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
5 nguyên tắc chiến thắng bệnh tật của một bác sĩ bị ung thư gan
Bác sĩ Từ Khắc Thành là một chuyên gia ung thư, là Giám đốc Bệnh viên Ung bướu Phục Đại, Quảng Châu, Trung Quốc, nhưng ông lại mắc phải căn bệnh ung thư gan quái ác. Sau 11 năm chiến đấu và vượt qua bệnh tật, ông đã rút ra được 5 nguyên tắc mà người bị ung thư gan cần lưu ý

1. Đa số các bệnh ung thư bắt nguồn từ việc ăn uống

Là một bác sĩ khoa Tiêu hóa và khoa điều trị Ung thư với kinh nghiệm lâu năm chữa bệnh, hàng ngày tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân ung thư, ông phát hiện ra ung thư đa số xuất phát từ việc ăn uống.

- Ăn nhạt giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày, thực quản.

- Ăn ít dầu mỡ giúp tránh xa ung thư ruột kết, đại tràng, tuyến tiền liệt và ung thư vú.

- Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (như rau bina, trà xanh, dưa hấu, cà chua, súp lơ, hoa bí, tỏi, hành tây,...) giúp loại bỏ các chất oxy hóa hoạt tính, ngăn các chất gây ung thư xâm nhập vào gen, ngăn các tế bào phát triển bất thường, từ đó ngăn ngừa được các bệnh ung thư.

Ảnh 2.

"Bệnh từ miệng mà ra" rất đúng với các trường hợp bệnh nhân ung thư.

2. Không phải bệnh nhân ung thư nào cũng cần hóa trị

Trong quá trình nhiều năm làm việc tại khoa điều trị Ung thư, bác sĩ Thành nhận thấy đa số các bệnh nhân đều từng điều trị ở nhiều viện khác nhau, cứ tái phát rồi lại nhập viện điều trị. Mà đa số các bệnh nhân tái phát lại đều từng trải qua hóa trị. Bác sĩ Thành cảm thấy rất kì lạ, tại sao trong khi hóa trị mà ung thư vẫn di căn? Không những tái phát ở gan mà còn di căn đến các cơ quan khác như phổi, xương. Liệu hóa trị có ích trong khi điều trị ung thư không?

Trong 11 năm vừa nghiên cứu vừa chữa bệnh cho bản thân, bác sĩ Thành nhận thấy, hóa trị có thể làm các tế bào ung thư bị biến dị thành các tế bào tách rời. Vì vậy, trước khi quyết định có hóa trị cho bệnh nhân hay không, các bác sĩ phải tập trung vào cả tình trạng ung thư và "sự ổn định của toàn bộ hệ thống" để đánh giá.

Ảnh 3.

Hóa trị ung thư không có nhiều ý nghĩa trong nhiều trường hợp.

3. Phẫu thuật xong không có nghĩa là hết bệnh ung thư

Theo bác sĩ Thành, ngay từ khi phát bệnh ung thư, nó có tể đã mang tính chất bệnh hệ thống, bệnh toàn thân. Phương pháp phẫu thuật có thể cắt bỏ hết khối u nhưng không có nghĩa là cơ thể đã sạch tế bào ung thư. Thực tế cho thấy, có nhiều tế bào ung thư "ngủ đông" trên nhiều bộ phận khác nhau, khi có dịp là chúng sẽ phát tác. 

Có nghiên cứu thống kê rằng, trong những bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn sớm, thì có đến 70% trong số đó chứa các tế bào ung thư ở trong tủy xương và trong huyết dịch ngoại vi. Khi đến đúng thời điểm, các tế bào ung thư này sẽ bùng phát, nhanh chóng hình thành nên các tế bào ung thư mới.

Đó là lý do tại sao sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tái khám đúng hẹn, để kiểm tra xem ung thư có tái phát hay không?

Ảnh 5.

Phẫu thuật xong không có nghĩa là cơ thể đã sạch tế bào ung thư.

4. Không nên tin vào lời quảng cáo thuốc chữa ung thư gan

Ung thư gan thường xuất phát từ bệnh xơ gan, viêm gan mạn tính. Viêm gan lại thường do virus viêm gan B. Tuy nhiên, có đến 95% bệnh nhân viêm gan B không thể chữa khỏi. Để ngăn ngừa viêm gan B tiển triển thành xơ gan, rồi ung thư gan, thì cách duy nhất là đi khám định kì. Nếu phát hiện ung thư gan giai đoạn sớm thì hiệu quả chữa trị lên đến 90%.

Tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan B là khá cao. Đây trở thành kho bạc cho nhiều hãng thuốc quảng cáo thuốc của họ có thể chữa khỏi bệnh tận gốc. 

Viện trưởng Thành và đồng nghiệp đã nghiên cứu và có kinh nghiệm chữa trị trên 40 năm đã khẳng định: Có nhiều căn bệnh không thể chữa tận gốc, vì vậy đừng tin lời quảng cáo mà tiền mất tật mang.

Ảnh 7.

Tin quảng cáo có thể khiến bệnh nhân tiền mất tật mang.

5. Đừng chết vì sợ trước khi chết vì bệnh!

Bác sĩ Thành thừa nhận, khi biết bản thân bị ung thư gan, ông cũng vô cùng sợ hãi và khủng hoảng. Nhưng sau đó ông đã nhắc nhở bản thân phải bình tĩnh, dũng cảm sống tiếp để chiến đấu với bệnh tật.

Kinh nghiệm của bác sĩ Thành là hãy động viên bản thân, bệnh đã mắc rồi, không thể buồn chán mà làm khổ bản thân gấp đôi. Hãy cố gắng và quyết tâm chữa trị, bản thân còn nhiều việc phải làm. Từ đó lên bảng biểu những việc còn dang dở cần hoàn thành, tạo nên tư tưởng xuyên sốt và bận rộn trong quá trình điều trị. Cứ thế mà bệnh nhân tiếp tục sống.

Ảnh 8.

Cần chuẩn bị tư tưởng và tinh thần để chiến đấu với bệnh tật.

Tính đến nay là 11 năm đã trôi qua, nhưng căn bệnh ung thư gan của bác sĩ Từ Khắc Thành không có dấu hiệu tái phát. Ông vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và chữa trị cho bệnh nhân trong tâm thế vui vẻ, lạc quan.



Tác giả: Mai Nhung