5 Nguyên tắc ăn uống sau ngộ độc thực phẩm cần nhớ

5 Nguyên tắc ăn uống sau ngộ độc thực phẩm cần nhớ
Ăn uống sau ngộ độc thực phẩm đúng cách giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng của ngộ độc, các thương tổn nhanh lành hơn và được cung cấp dưỡng chất đầy đủ. Do đó, người bệnh cần được thiết lập một chế độ ăn uống thích hợp, an toàn và hiệu quả sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Trong các nội dung chăm sóc và hồi phục cho bệnh nhân sau khi ngộ độc thực phẩm xảy ra thì ăn uống dinh dưỡng là rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, làm quá trình bình phục sau ngộ độc thực phẩm diễn ra nhanh chóng hơn.

Do đó, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm hợp lý và an toàn. 5 Nguyên tắc ăn uống sau ngộ độc thực phẩm cần nhớ:

1. Tránh ăn uống sau ngộ độc thực phẩm trong vài giờ đầu

Trong vài giờ đầu sau ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa của vẫn còn các phản ứng rất mạnh để loại bỏ các chất gây hại ra khỏi đường tiêu hóa bằng các phản xạ như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,... Đây là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Đồng thời, chính sự phản ứng này cũng khiến cho đường tiêu hóa của bệnh nhân trở nên không ổn định.

Vì thế, bệnh nhân sau khi có các triệu chứng và biểu hiện của ngộ độc được khuyên rằng nên tránh ăn uống sau ngộ độc thực phẩm trong vài giờ. Điều này sẽ khiến bệnh nhân giảm bớt sự khó chịu, đồng thời cũng khiến hệ tiêu hóa của bệnh nhân được làm sạch dễ dàng hơn.

2. Khôi phục ăn uống sau ngộ độc thực phẩm từ từ

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa của người bệnh vẫn còn yếu chưa bình phục, các tổn thường trên thành ruột và hệ vi sinh vật bị tổn thương,... đều khiến quá trình tiêu hóa trở nên kém hiệu quả hơn. Do đó, cần có một chiến lược bù đắp dinh dưỡng, ăn uống sau ngộ độc thực phẩm thích hợp cho người bệnh, và quá trình này cần phải được diễn ra một cách tuần tự, từ từ, và tăng dần.

5 Nguyên tắc ăn uống sau ngộ độc thực phẩm cần nhớ - Ảnh 1.

Ăn uống sau ngộ độc thực phẩm nên thực hiện theo một quá trình hợp lý (Ảnh: Internet)

Khi mới bắt đầu ăn trở lại, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa,... Đồng thời cũng không nên ăn uống với số lượng quá lớn trong một lần, điều này rất dễ gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày, nó vừa giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo được nhu cầu năng lượng cho người bệnh.

Khi tình trạng bệnh nhân đã ổn, chế độ dinh dưỡng có thể dẫn bình thường hóa trở lại với các loại thức ăn được chế biến như những ngày bình thường.

3. Chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm phải chứa đủ nước

Nôn mửa, tiêu chảy, sốt,... khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải trầm trọng sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế, chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm phải đảm bảo nguyên tắc chứa đủ nước và điện giải để bù lại khối lượng nước, điện giải đã mất do hậu quả của các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Do đó, người bệnh cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm, thức ăn có chứa hàm lượng nước cao như cháo, súp,... trong chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm.

5 Nguyên tắc ăn uống sau ngộ độc thực phẩm cần nhớ - Ảnh 2.

Chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm phải chứa đủ nước (Ảnh: Internet)

4. Sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu hóa

Như đã nói, những tổn thương tại đường tiêu hóa của bệnh nhân sau ngộ độc thực phẩm vẫn chưa thể bình phục ngay lập tức mà sẽ cần thêm thời gian. Do đó, trước khi cơ thể bình phục hoàn toàn và các thương tổn trong đường tiêu hóa được chữa lành thì người bệnh nên sử dụng các loại thức ăn, thực phẩm dễ tiêu hóa.

Chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm với các loại thức ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời cũng giảm áp lực lên đường tiêu hóa và làm quá trình khôi phục tổn thương diễn ra hiệu quả hơn.

Những loại thực phẩm mà cơ thể khó tiêu hóa như chất béo, thực phẩm có quá nhiều chất xơ, thô cứng... cũng là những loại thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên cần nhớ rằng, mặc dù ưu tiên sử dụng các loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa,... nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các nhóm dưỡng chất để cơ thể có thể hồi phục sau ngộ độc thực phẩm.

5. Tránh sử dụng một số loại thực phẩm không tốt cho cơ thể

Trong chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm thì người bệnh cũng cần lưu ý tránh sử dụng một số các loại thực phẩm, thức uống không tốt cho cơ thể trong giai đoạn này. Các loại thực phẩm này là những thực phẩm khó tiêu hóa (chất béo, đồ ăn cứng,...), các thực phẩm dễ gây kích thích (gia vị mạnh như tiêu, ớt,...), rượu bia,...

5 Nguyên tắc ăn uống sau ngộ độc thực phẩm cần nhớ - Ảnh 3.

Thực phẩm chiên xào, khó tiêu hóa,... nên tránh sử dụng sau khi bị ngộ độc thức ăn (Ảnh: Internet)

Tránh sử dụng tạm thời các nhóm thực phẩm không tốt cho cơ thể trong giai đoạn sau ngộ độc thực phẩm tạo điều kiện để hệ tiêu hóa bình phục và cũng giúp giảm nhẹ hiệu quả các triệu chứng do ngộ độc thực phẩm gây nên.

Có thể thấy rằng, ăn uống sau ngộ độc thực phẩm như thế nào cho đúng để vừa đảm bảo an toàn vừa giúp bệnh nhân khôi phục nhanh chóng là điều không hề đơn giản. Chính vì thế, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất về một chế độ ăn an toàn và hiệu quả sau ngộ độc thực phẩm.


Tác giả: QN