9 nguyên nhân khiến răng bị ố vàng, xỉn màu

9 nguyên nhân khiến răng bị ố vàng, xỉn màu
Dù cho bạn có vệ sinh răng miệng kỹ càng đến mức nào nhưng nếu mắc phải một trong các sai lầm sau thì hàm răng bị ố vàng xỉn màu và mất thẩm mỹ.

Đừng chỉ nghĩ rằng, việc tiêu thụ đồ ngọt hay trà, cà phê... nhiều là nguyên nhân chính gây ra tình trạng răng bị ố vàng, xỉn màu. Trên thực tế, một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Cùng điểm qua các nguyên nhân tiềm ẩn gây ố vàng răng mà nhiều người ít khi ngờ đến sau đây để sửa đổi ngay bạn nhé!

9 nguyên nhân làm răng bị ố vàng, xỉn màu

1. Lạm dụng nước súc miệng khiến răng bị ố vàng

Nước súc miệng có tính axit nên khi bạn quá lạm dụng và phụ thuộc vào nó sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng một phần không nhỏ, từ đó là nguyên nhân gây ố vàng và xỉn màu răng. Thay vì lạm dụng quá nhiều thì bạn chỉ nên ngậm nước súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra và tránh dùng quá 2 lần/ngày.

răng bị ố vàng

Lạm dụng nước súc miệng có tính axit có thể làm răng bị ố vàng. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Làm thế nào để khắc phục triệu chứng ê buốt răng

10 dấu hiệu nhận biết sâu răng và cách điều trị

2. Ăn nhiều trái cây chua 

Ăn nhiều trái cây chua cũng sẽ khiến răng bị ố vàng, xỉn màu. Các loại trái cây chua như cam, quýt... có tính axit cao nên vô tình khiến men răng bị bào mòn theo thời gian nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Hãy cắt giảm bớt lượng trái cây và đồ uống chua trong ngày để không làm tổn hại đến hàm răng của mình.

răng bị ố vàng

Ăn nhiều trái cây chua cũng có thể làm răng bị ố vàng. (Ảnh: Internet)

3. Răng bị ố vàng do tiêu thụ nhiều cà phê

Tất nhiên sẽ không thể bỏ qua thói quen uống cà phê - một trong những thói quen thường gặp ở rất nhiều người. Theo các chuyên gia về nha khoa đã khuyến cáo, không phải do số lượng cà phê bạn tiêu thụ trong ngày nhiều hay ít mà chính thời gian cà phê đọng lại trong miệng là nguyên nhân tiềm ẩn khiến men răng của bạn bị ố vàng và hư tổn.

cách trị răng bị ố vàng

Uống nhiều cà phê sẽ khiến men răng bị ố vàng và hư tổn. (Ảnh: Internet)

4. Hút thuốc lá

Hút thuốc nhiều không những là nguyên nhân gây hư hỏng men răng mà còn khiến các cơ quan trong cơ thể bạn bị tổn hại theo thời gian. Do trong thuốc lá có chứa nhiều thành phần gây ố vàng, rất khó loại bỏ khi vệ sinh răng miệng nên khiến hàm răng của bạn dần bị đổi màu về sau.

răng bị vàng

Hút thuốc nhiều cũng làm hỏng men răng. (Ảnh: Internet)

5. Vệ sinh răng miệng sai cách cũng khiến răng bị ố vàng

Việc đánh răng hay sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách sẽ khiến các vết bẩn từ cà phê, thuốc lá còn tồn đọng lại, thậm chí bám vào men răng lâu hơn. Điều này khiến hàm răng của bạn ố vàng và hư tổn dần theo thời gian.

Do vậy, khi đánh răng thì bạn nên tập trung làm sạch các ngóc ngách của hàm răng để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ và hơi thở không có mùi. Quy trình chải răng đúng sẽ từ mặt ngoài vào, sau đó đánh tới mặt trong lần lượt theo hàm từ trên xuống dưới và nhớ luôn chải theo chuyển động tròn. Cuối cùng là chải sạch mặt nhai theo chuyển động ngang và cạo lưỡi trước khi súc miệng.

6. Sâu răng

Một trong những nguyên nhân chính làm răng ố vàng đó là sâu răng. Khi thức ăn thừa bị mắc vào răng sẽ tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Khi vi khuẩn răng miệng phát triển quá mức sẽ làm hỏng men răng, làm răng đổi màu và còn có thể gây ra những bệnh về răng miệng khác. 

7. Sử dụng một số loại thuốc làm răng vàng

Nếu mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc để chữa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu như tetracyline thì răng bé từ khi sinh ra sẽ bị xỉn sang màu vàng. 

8. Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian cũng làm răng bị ố vàng. Nguyên do là trong thuốc kháng sinh có các sắc tố cao và các loại chất hóa học sẽ nhiễm vào răng, làm thay đổi cấu trúc men răng, khiến răng bị vàng từ bên trong. Đặc biệt nếu bạn sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể sẽ làm răng bạn bị xỉn màu vĩnh viễn. 

9. Răng bị nhiễm flour

Flour là chất giúp ngăn ngừa sâu răng và tăng cường sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng flour không đúng mức như sử dụng nhiều loại kem đánh răng có nồng độ flour cao thì có thể khiến răng bị sâu và ố vàng. 

Cách trị răng bị ố vàng

Để điều trị răng bị ố vàng, bạn có thể sử dụng các cách sau:

- Sử dụng kết hợp chanh tươi và baking soda để cải thiện tình trạng răng bị ố vàng. Lý do là chanh có tình axit còn baking soda có tình kiềm, kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ tạo thành một chất tẩy trắng tự nhiên, cải thiện tình trạng răng ố vàng ở mức độ vừa phải một cách hiệu quả. 

Để sử dụng: trộn baking soda với nước cốt chanh cho đủ một lần chải răng, làm sạch răng rồi chải răng khô trong vòng 1 phút, sau đó súc miệng bằng nước sạch. Một tuần làm từ 1-2 lần. 

- Tẩy trắng răng bằng muối và than hoạt tính. Thành phần carbon trong than hoạt tính có tác dụng bào mòn nhẹ các vết ố vàng trong răng trong khi muối có tác dụng diệt khuẩn, làm hơi thở thơm tho tho và bổ sung khoáng chất đã mất trên răng. 

Để sử dụng: bạn trộn muối-than hoạt tính với tỉ lệ 1:2 sau đó dùng để chải răng trong vòng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. 

- Chữa răng bị ố vàng bằng nước vo gạo. Trong nước vo gạo có chứa nhiều vitamin PP có tác dụng loại bỏ mảng bám và màu răng ố vàng. 

Để sử dụng: bạn lấy nước vo gạo lần đầu tiên (đây là phần đặc và chứa nhiều vitamin nhất) sau đó cho vào cốc để dành súc miệng vào buổi sáng và tối. Sau khi súc miệng bằng nước gạo, bạn súc miệng lại bằng nước sạch để miệng không bị khó chịu. Kiên trì sử dụng phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt. 

- Tẩy trắng răng bằng vỏ chuối. Những chất trong vỏ chuối có tác dụng làm trắng răng vô cùng hiệu quả. 

Để sử dụng: chà sát mặt trong của vỏ chuối với bề mặt răng, chà từ 3-5 phút. Chà xong bạn để khoảng 5 phút rồi sau đó súc miệng lại thật sạch bằng nước ấm. 

- Hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị, uống trà, cà phê và các loại nước đậm màu

- Thường xuyên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám còn sót lại trên răng

Tác giả: