Bệnh tự miễn là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lại các mô của chính cơ thể đó. Tình trạng tự miễn sẽ dẫn tới những hậu quả nguy hiểm như hủy diệt các mô, các tế bào của chính cơ thể mà hệ miễn dịch đã tấn công và gây ra những chứng bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh tự miễn có thể tác động vào từng cơ quan riêng lẻ hoặc cũng có thể tác động vào nhiều mô cùng một lúc.
Bệnh tự miễn, hiện nay, đang là chủ đề được giới y học nghiên cứu vô cùng mạnh mẽ không chỉ bởi sự nguy hiểm của nó mà còn bởi số lượng bệnh nhân của loại bệnh này đang gia tăng nhanh chóng, nhất là chứng đa xơ cứng. Theo thống kê, chỉ trong vòng một thập kỷ số bệnh nhân mắc chứng đa xơ cứng đã tăng lên gấp 2 lần.
Đang ngày càng có nhiều người mắc các chứng bệnh tự miễn (Nguồn: internet).
Bệnh tự miễn phần lớn xuất hiện ở nữ giới với 79% bệnh nhân là phụ nữ. Một trong những nguyên nhân gây ra là do hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian mang thai. Trong thai kỳ, những tế bào phôi thai có thể di chuyển vào cơ thể người mẹ ở bám trụ trong đó hàng thập kỷ. Đôi khi những tế bào này giúp cơ thể người mẹ kháng lại một số loại bệnh, nhưng cũng có khi chúng khiến người mẹ mắc chứng tự miễn. Bên cạnh đó, hoóc-môn giới tính oestrogen trong cơ thể phụ nữ làm kích động sự tự miễn của hệ miễn dịch.
Theo các chuyên gia, yếu tố môi trường chính là thủ phạm gây ra tình trạng tự miễn này. Ngoài ra, cũng cần phải kể tới những yếu tố khác như yếu tố di truyền bởi bạn sẽ có nguy cơ cao bị bệnh tự miễn nếu người thân của bạn đã từng bị bệnh này dù không chung tình trạng bệnh.
Ngày nay, các bác sĩ đã chỉ ra 5 nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn ở con người.
Sự thiếu hụt vitamin D khiến cơ thể rơi vào tình trạng có nguy cơ cao mắc các bệnh tự miễn (Nguồn: internet).
Sự thiếu hụt vitamin D là một trong những thủ phạm đầu tiên cần nhắc tới. Vitamin D, là chất được tổng hợp nhờ ánh sáng mặt trời, có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại ung thu, ngăn ngừa sự nhóm họp của các yếu tố gây hại trong hệ miễn dịch. Những quốc gia ở vĩ độ cao chính là những nước có tỷ lệ người mắc bệnh tự miễn cao nhất thế giới. Vì vậy, để đảm bảo rằng bạn không bị thiếu vitamin D, lượng vitamin D trong máu khi xét nghiệm phải đạt từ 100-159 pg/ml.
Tình trạng nhiễm trùng được ví như ngòi nổ cho một số bệnh tự miễn như viêm cột sống, sốt thấp khớp,... bởi khi bị viêm nhiễm, các tế bào của cơ thể lại trở nên "na ná" vi trùng. Vì vậy, hệ miễn dịch sẽ tấn công những "vi trùng giả" đó.
Trong ruột của con người có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sinh sống để điều hòa hệ miễn dịch. Trong một vài thập kỷ gần đây, màng nhầy ruột của con người đang ngày một yếu đi vì sử dụng kháng sinh bừa bãi, thuốc tránh thai vô tội vạ và chế độ giảm cân thiếu khoa học. Sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột cũng dẫn tới các chứng tự miễn và rối loạn hệ miễn dịch.
Vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng (Nguồn: internet).
Một khi vi khuẩn trong đường ruột bị xáo trộn thì quá trình tiêu hóa sẽ trở nên kém hiệu quả, màng nhầy ruột sẽ bị tổn hại. Ranh giới phân cách ruột và máu sẽ biến mất, các phần thử thức ăn sẽ theo đó xâm nhập vào máu và tạo thêm gánh nặng cho hệ miễn dịch.
Các bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh lupus, đang trở nên ngày một nghiêm trọng do môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng nề bởi thủy ngân, thuốc trừ sâu, bao nilon, thuốc nhuộm tóc và một số hóa chất gây độc hại khác. Những hóa chất này gây tổn hại trực tiếp lên hệ miễn dịch khiến các mô của cơ thể bị tổn hại và biến đổi đến nỗi hệ miễn dịch không thể nhận ra. Tuyến giáp chính là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất.