Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất - một loại rối loạn não ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày do mất trí nhớ và thay đổi nhận thức. Những nguyên nhân gây bệnh Alzheimer được chỉ ra sau đây sẽ khiến bạn phải bất ngờ đấy nhé.
Theo các nhà nghiên cứu Yale, tâm lý có thể đóng một vai trò nhất định trong bệnh Alzheimer. Những suy nghĩ tiêu cực về lão hóa bao gồm việc cho rằng 'già là yếu' có thể gây ra những thay đổi não dẫn tới bệnh Alzheimer. Vì vậy, bạn nên tránh lối suy nghĩ tiêu cực này.
Ảnh: Internet
Chì không chỉ là mối đe dọa với trẻ em. Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng những người lớn có hàm lượng chì trong máu cao có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ. Trong số những người có hàm lượng chì cao hơn mức trung bình, có 21% có điểm số cho thấy bị suy giảm trí nhớ nhẹ. Ngoài ra, hàm lượng chì có xu hướng cao hơn ở những người bị huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ. Nghiên cứu trước đây chỉ rằng hàm lượng chì cao ở người lớn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài việc làm tăng huyết áp, chì có thể dẫn tới stress oxy hóa trong não và tăng tình trạng viêm trong cơ thể.
Ảnh: Internet
Để tránh phơi nhiễm với chì, hãy kiểm tra hàm lượng chì trong sơn tường trong và ngoài nhà nếu bạn sống trong những ngôi nhà được xây trước năm 1978 và nói không với những sản phẩm nhựa vinyl (bao gồm cả túi, ví, nhất là với những vật màu vàng vì chúng thường chứa hàm lượng chì cao hơn).
Ngoài ra, việc ăn những loại trái cây và rau có màu xanh lá cây, xanh da trời và màu đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp làm giảm nhẹ các stress oxy hóa gây ra bởi các kim loại nặng.
Theo một nghiên cứu gần đây đăng trên tờ JAMA Internal Medicine, những loại thuốc phổ biến từ thuốc chống trầm cảm tới các thuốc kháng histamin không kê đơn có liên quan tới sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Những loại thuốc bị nghi ngờ là các thuốc kháng cholinergic bao gồm diphenhydramine (tên thương mại là Benadryl) không cần đơn, thuốc chống trầm cảm ba vòng như doxepin (Sinequan), các thuốc kháng histamin thế hệ đầu như chlorpheniramine (Chlor-Trimeton) và các thuốc kháng muscarinic để kiểm soát bàng quang như oxybutynin (Ditropan).
Các nhà nghiên cứu thấy rằng những tác dụng này phụ thuộc vào liều (càng uống nhiều thuốc kháng cholinergic, nguy cơ bị sa sút trí tuệ càng cao), kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những tác động có thể là không thể phục hồi ngay cả khi bạn ngừng sử dụng thuốc.
Ảnh: Internet
Theo một nghiên cứu năm 2014 đăng trên JAMA Neurology, nồng độ cao các sản phẩm phân hủy của thuốc trừ sâu DDT gọi là DDE trong máu có thể ảnh hưởng tới bệnh Alzheimer.
Nếu nghiên cứu sâu hơn ủng hộ những kết quả này có nghĩa là kiểm tra hàm lượng DDE trong cơ thể có thể giúp chẩn đoán bệnh sớm hơn, từ đó giúp giảm các triệu chứng bệnh Alzheimer.
DDT đã bị cấm ở Mỹ từ năm 1972, nhưng vẫn được sử dụng ở những nơi khác và DDE và những sản phẩm phân hủy khác có thể xâm nhập vào môi trường từ các bãi phế thải. Trung tâm Kiểm soát và dự phòng bệnh Mỹ cho biết hàm lượng DDT lớn nhất đến từ thực phẩm như thịt, thịt gia cầm, sản phẩm sữa, cá.
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tờ Neurology chỉ ra rằng có sự gia tăng đến 50% nguy cơ phát triển sa sút trí tuệ với cứ mỗi 10 điểm tăng trong điểm số trầm cảm được kiểm tra từ khi bắt đầu nghiên cứu.
Nguy cơ là tương tự đối với bệnh Alzheimer, trong đó có sự gia tăng 40% nguy cơ với mỗi 10 điểm tăng trong điểm số trầm cảm. Với cả sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, những người trưởng thành bị trầm cảm có khả năng bị một trong hai bệnh cao hơn gấp 1,5 lần những người không bị trầm cảm.
Ảnh: Internet
Khắc phục nguy cơ mắc bệnh Alzheimer như thế nào?
Một số thay đổi về lối sống có thể giúp bạn ngăn chặn những bệnh về não. Chẳng hạn như tập aerobic được chứng minh là làm chậm hoặc thậm chí có thể ngăn ngừa Alzheimer ở những người phải đối mặt với nguy cơ cao nhất bị bệnh. Bên cạnh đó, trong năm 2015, nghiên cứu được đăng trên tờ Alzheimer's Association chỉ ra rằng bạn có thể giảm 53% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thông qua chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày.
Theo Sống Khỏe