Sự thay đổi của làn da có thể chứng tỏ một phần tình trạng sức khoẻ mà bạn đang gặp phải. Làn da sáng hồng là dấu hiệu cho thấy bạn có một sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, khi bị ốm hoặc mệt, làn da của bạn có thể trông xanh xao và nhạt màu hơn.
Nhiều trường hợp còn gặp tình trạng da chuyển sang màu cam và họ cảm thấy lo lắng vì không biết liệu này đây có phải dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nào không?
Theo William Li, MD, tác giả cuốn sách "Ăn để đánh bại bệnh tật" - Khoa học mới về cách cơ thể bạn có thể tự chữa lành" chia sẻ lý do tại sao màu da có thể đột ngột chuyển sang màu cam và khi nào bạn nên đi khám bác sĩ.
Chế độ ăn rau củ có chứa caroten hàng ngày có thể là nguyên nhân khiến da bạn chuyển sang màu cam. Tiến sĩ William Li cho biết: "Carotenemia là một tình trạng vô hại, da có thể chuyển sang màu cam do tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng carotene cao, một sắc tố tự nhiên".
Điều này xảy ra khi lượng beta-carotene dư thừa trong máu bám vào các bộ phận cơ thể có da dày hơn (ví dụ: lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và nếp gấp quanh mũi). Mặc dù làn da của bạn có màu cam nhưng mắt và miệng vẫn hồng hào và khỏe mạnh.
Ngoài cà rốt, các loại thực phẩm sau đây cũng có hàm lượng beta-carotene cao:
- Quả mơ
- Dưa lưới
- Xoài
- Quả cam
- Quả bí ngô
- Bí đao
- Khoai lang
- Khoai mỡ
Theo Cleveland Clinic, ngay cả những thực phẩm như táo, bắp cải, rau lá xanh, kiwi, măng tây, trứng và pho mát cũng có thể gây ra chứng carotene huyết khi tiêu thụ với số lượng lớn.
Tiến sĩ Li cho biết thêm, ngoài thực phẩm, chất bổ sung hoặc vitamin có chứa beta-carotene cũng có thể khiến da bạn chuyển sang màu cam.
Đọc thêm:
- Đừng xem thường dấu hiệu vàng da, rất có thể bạn đã bị bệnh xơ gan
- Tìm hiểu về tình trạng rám nắng và cách loại bỏ các vết rám trên da
Nếu da của bạn chuyển sang màu cam do thực phẩm thì giải pháp rất đơn giản, bạn chỉ cần hạn chế ăn thực phẩm có chứa beta-carotene nhưng có thể sẽ mất một thời gian để cải thiện, làn da cam do nhiễm caroten trong máu có thể kéo dài vài tháng.
Một số người phản ứng với một số loại thuốc khiến sắc tố da của họ thay đổi và đôi khi xuất hiện màu cam.
Một số loại thuốc có thể tạo ra phản ứng hóa học dẫn đến đổi màu da trong khi các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sắc tố tự nhiên của da bạn.
Một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung có thể làm cho da bạn chuyển sang màu cam như:
- Quinacrine: Được sử dụng để điều trị ký sinh trùng có tên Giardia và một số dạng bệnh lupus
- Saffron: Một loại gia vị màu vàng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho một số bệnh
- Tetryl và axit picric: Trước đây được sử dụng như một chất khử trùng trong phẫu thuật
- Canthaxanthin: Một chất phytochemical được tìm thấy trong nấm ăn được
- Acroflavine: Thuốc sát trùng tại chỗ
Ngưng dùng thuốc (theo hướng dẫn của bác sĩ) thường sẽ giải quyết được hiện tượng thay đổi màu da. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ việc uống thuốc khiến da của bạn chuyển sang màu cam hãy nói chuyện với bác sĩ để xem xét có thể thay đổi liều lượng hoặc kê một loại thuốc khác hay không. Vì nhiều trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị bệnh lý.
Những người sử dụng quá nhiều kem làm nâu da có thể gặp tình trạng da chuyển sang màu cam vì các loại kem này có chứa một chất hóa học gọi là dihydroxyacetone (DHA) có màu cam và khiến làn da của bạn trông giống như bị rám nắng.
Với những người tự nhuộm da thì nên sử dụng lượng kem vừa phải. Nếu bạn thoa hơi nhiều kem và trông giống củ cà rốt thì đây là cách tốt nhất để loại bỏ lượng DHA dư thừa: Xoa dầu em bé lên da, để dầu thấm trong vài phút, sau đó rửa sạch với nước. tắm, dùng khăn lau mặt.
Da chuyển sang màu cam sau phẫu thuật thường không có gì đáng lo ngại vì rất có thể màu nâu cam trên da của bạn sau phẫu thuật là do betadine, một chất lỏng sát trùng được sử dụng để làm sạch và chuẩn bị cho vùng da mà bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ.
Rửa bằng xà phòng và nước sẽ loại bỏ lượng betadine còn sót lại sẽ giúp loại bỏ được màu nâu cam trên da. Tuy nhiên, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ về thời điểm và cách vệ sinh gần vết mổ để tránh nhiễm trùng.
Các vấn đề về tuyến giáp cũng có thể khiến da bạn có màu nâu sẫm hoặc màu nâu cam. Lý do là vì bệnh suy giáp có thể tạo ra sự tích tụ carotene trong máu. Và như chúng ta đã biết, lượng beta-carotene dư thừa có thể khiến da bạn chuyển sang màu cam.
Các triệu chứng khác của bệnh suy giáp có thể bao gồm mệt mỏi, tê và ngứa ran ở tay, táo bón, tăng cân, đau nhức và yếu cơ, trầm cảm và những thay đổi thể chất trên khuôn mặt của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào giống như bị suy giáp thì cần đến bệnh viện thăm khám. Suy giáp thường được kiểm soát bằng thuốc. Việc điều trị tuyến giáp đúng cách sẽ loại bỏ được tông màu da cam.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự đổi màu da đột ngột mà không rõ nguyên nhân thì nên đến bệnh viện thăm khám.
Mặc dù da của bạn có thể chuyển sang màu cam vì nhiều lý do (và hầu hết đều không nghiêm trọng), nhưng một số nguyên nhân có thể là những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đặc biệt, nếu lòng trắng của mắt hoặc lưỡi của bạn cũng có màu cam hoặc vàng, hãy đi khám bác sĩ ngay vì bạn có thể bạn bị vàng da, đây có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng như suy gan hoặc một số bệnh ung thư. Bệnh vàng da thường xuất hiện dưới dạng màu vàng, nhưng đôi khi có thể có màu vàng cam.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng vàng da như:
- Các bệnh về gan: ung thư gan, xơ gan, viêm gan A, B, C, D, E.
- Thalassemia
- Sỏi mật (sỏi cholesterol làm từ chất béo cứng hoặc sỏi sắc tố làm từ bilirubin), Tắc nghẽn đường mật (ống mật)
- Ung thư tuyến tụy
- Thiếu G6PD
- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Viêm tụy cấp
- Phản ứng không tương thích ABO
- Thiếu máu tán huyết miễn dịch do thuốc
- Sốt vàng
- Bệnh của weil
Bệnh vàng da cũng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở những trẻ sinh non. Sự dư thừa bilirubin có thể phát triển ở trẻ sơ sinh vì gan của chúng chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng này được gọi là bệnh vàng da do sữa mẹ.
Da màu đỏ có thể chứng tỏ hàm lượng hồng cầu cao hoặc có vấn đề về bệnh tim, bệnh gan, bệnh đường ruột. Ngoài ra, các bệnh lý về da như viêm da, chàm, kích ứng, ...
Da xanh xao có thể là do giảm lượng máu cung cấp cho da hoặc cũng có thể là do số lượng hồng cầu giảm (thiếu máu). Sự nhợt nhạt, xanh xao của da không giống như sự mất sắc tố của da. Sự nhợt nhạt có liên quan đến lưu lượng máu trong da hơn là sự tích tụ melanin trong da.
Da màu xanh xao còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
- Vấn đề với hệ thống tuần hoàn
- Sốc
- Tê cóng
- Lượng đường trong máu thấp
- Các bệnh mãn tính (dài hạn) bao gồm nhiễm trùng và ung thư
- Một số loại thuốc
- Thiếu hụt vitamin
Nhìn chung, màu da có thể phản ánh về tình trạng sức khoẻ. Nếu bạn nhận thấy màu da của mình có những thay đổi bất thường, bạn nên thăm khám sớm để có hướng điều trị hoặc xử lý kịp thời.
Nguồn tham khảo: Skin Turning Orange? Here's What Your Body's Trying to Tell You