Acid uric là một loại axit yếu nên thường bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong huyết tương, tồn tại dưới dạng monosodium urate. Trong cơ thể, nồng độ acid uric được tạo ra từ những thức ăn có hàm lượng purin cao. Hoặc có thể từ nguồn acid uric nội sinh, do quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể. Sau đó được đào thải chú yếu qua 2 con đường, là nước tiểu và đường tiêu hóa.
Quá trình tổng hợp thông qua những chất trên chủ yếu được thực hiện qua gan và niêm mạc ruột. Vì vậy khi nồng độ acid uric tăng cao trong huyết thanh sẽ gây tình trạng lắng đọng các khớp và mô mềm gây ra bệnh gout. Chính vì vậy, xét nghiệm acid uric có thể giúp nhanh chóng chuẩn đoán một cách chính xác cơ thể có mắc bệnh gout hay không.
Xét nghiệm chỉ số acid uric sẽ dễ dàng chuẩn đoán bạn có bị gút hay không (ảnh: internet)
Trong giai đoạn bệnh nhân đang bị các đợt gút cấp tấn công, thận sẽ tăng cường bài tiết acid uric nhiều hơn mức bình thường do đó nồng độ acid uric máu thường thấp hơn đáng kể. Có khoảng 12 đến 43% người bệnh thực hiện xét nghiệm acid uric máu có giá trị bình thường. Hoặc thậm chí có trường hợp thấp hơn, lúc này cần phải tiến hành làm lại xét nghiệm ở thời điểm khác nhau thì mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.
Thời điểm thích hợp để kiểm tra chỉ số acid uric máu là sau một vài tuần khi các cuộc tấn công giảm xuống.
Tình trạng dư thừa nước (over-hydration). Đây là một hiện tượng khá hiếm, chủ yếu ảnh hưởng tới những vận động viên trong các môn thể thao đòi hỏi sức bền như chạy đua đường dài (marathon) và ba môn phối hợp (triathlon). Khi cơ thể bị dư thừa nước, nồng độ natri trong máu trở nên rất loãng đến nỗi mà chức năng của tế bào trở nên suy yếu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng dư thừa nước có thể gây hôn mê và thậm chí là dẫn đến tử vong.
Tình trạng nhiễm độc nước có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân bị gút (ảnh: internet)
Những người bệnh gút luôn được khuyên nên uống nhiều nước (khoảng 2-3 lít/ngày) để giúp tăng đào thải axit uric dư thừa ra ngoài cơ thể. Tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể người bệnh, hoạt động thể chất, thời tiết… thì có thể cần lượng nước nhiều hơn. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước có thể gây ra tình trạng overhydration. Các triệu chứng của nhiễm độc nước bao gồm: đau đầu, đau cơ, suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, tầm nhìn mờ, nhiễm toan, co giật, sốc, xuất huyết… Vì vậy, để tránh nhiễm độc nước, người bệnh gút nên uống lượng nước phù hợp với cơ thể mình và nên bổ sung nước có các chất điện giải.
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguyên nhân chính của thừa cân, béo phì đó là sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào cơ thể và năng lượng tiêu hao.
Béo phì làm gia tăng cơ hội mắc bệnh gút (ảnh: internet)
Bệnh gút và béo phì có cùng chung một đặc điểm là các rối loạn chuyển hóa. Ở người béo phì, tình trạng này xảy ra không chỉ đối với protid mà cả lipid và glucid. Theo nhiều nghiên cứu, có sự liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ axit uric máu. Tỉ lệ bệnh gout tăng rõ rệt ở những người có trọng lượng cơ thể tăng trên 10%. Béo phì làm tăng tổng hợp axit uric máu và làm giảm thải axit uric niệu, kết hợp của cả 2 nguyên nhân gây tăng axit uric máu. Theo các thống kê gần đây, 50% bệnh nhân gout có dư cân trên 20% trọng lượng cơ thể. Nguy cơ béo phì làm gia tăng bệnh gout là do một số lý do sau:
- Do người béo phì ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo. Khi đó purin sẽ được chuyển hóa thành axid uric khi vào cơ thể khiến người béo phì gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Những người béo phì có nồng độ axit uric trong máu cao hơn người bình thường, do họ bị rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể bởi chế độ ăn uống dư thừa dinh dưỡng. Sự kết hợp này sẽ làm tăng mỡ máu và axit uric trong máu đồng thời làm suy giảm khả năng đào thải axit uric. Theo thống kê, có đến 50% số người bị béo phì mắc bệnh gout, và trong số 70% người bị gout thì bị kèm theo bệnh mỡ máu.
- Do thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, bởi vì rượu bia có thể ức chế bài thải axit uric ra ngoài cơ thể qua thận. Do vậy có thể gây ra béo phì và làm tăng nguy cơ bị gout.
Phẫu thuật được biết là có thể gây ra các cơn đau gút và thuốc gây mê được sử dụng trong phẫu thuật có thể được xem là một phần nguyên nhân. Một số loại thuốc gây mê như propofol có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric máu từ 4,7 mg/dl xuống 3,7 mg/dl trong 3 giờ và từ 4,7 mg/dl xuống 3 mg/dl trong một ngày. Việc giảm đột ngột nồng độ axit uric máu sẽ gây mất cân bằng nồng độ này trong máu và dịch khớp, làm phát tán tinh thể muối urat. Đây chính là nguyên nhân chính kích hoạt nên các cơn gút cấp. Vì vậy, những người bệnh gút trước khi trải qua một đợt phẫu thuật, nên thảo luận trước với bác sĩ về tình trạng của mình để xác định thời gian gây mê cũng như loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc mê dùng trong phẫu thuật có thể làm bùng phát các cơn gút cấp (ảnh: internet)
Bệnh gút và bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ rất hiếm hoi tồn tại trên cùng cơ thể. Vì vậy, nếu một người đang mắc bệnh gút thì sẽ khó có thể mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và một người bị viêm khớp dạng thấp sẽ ít có nguy cơ bị cơn gút cấp tấn công.
Tổng hợp