Khi mắc bệnh thận, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon và hay bị nôn ói. Chính vì vậy việc thực hiện theo chế độ ăn cho người suy thận sẽ giúp người bệnh cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nắm rõ những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe của mình để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số loại trái cây không tốt cho người bệnh thận.
Bơ là một loại thực phẩm bổ sung và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bơ có nhiều kali, chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, chất xơ trong quả bơ rất tốt cho chế độ ăn uống vì giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và thậm chí giúp giảm mức cholesterol và giảm thừa cân béo phì. Tuy vậy, không phải ai ăn bơ cũng tốt.
Hàm lượng kali cao trong quả bơ khiến loại quả này trở thành trái cây không tốt cho người bệnh thận. (ảnh: internet)
Hàm lượng kali cao trong bơ sẽ gây áp lực cho hoạt động của thận. Chính vì thế, khi được chẩn đoán hay có những dấu hiệu của bệnh thận thì tốt hơn hết là các bạn nên hạn chế tiêu thụ loại quả này. Còn những người khác có thể tự do ăn bơ bởi nó có chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch.
Chuối là loại quả rất tốt với người bình thường, chỉ cần một quả chuối mỗi ngày bạn đã bổ sung đủ lượng protein, tinh bột, chất béo, các loại đường, calci, phốt-pho, kali, kẽm, vitamin A, C, E, vitamin B11 tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, với người mắc bệnh thận, lượng kali rất cao trong chuối không tốt cho chức năng và hoạt động của thận.
Nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh thận không nên ăn quá nhiều (ảnh: internet)
Thận là một bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể con người. Dấu hiệu của bệnh thận là khi cơ thể phù, protein niệu cao, protein máu giảm, lipid máu tăng, suy dinh dưỡng do thiếu protein, giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng, cổ trướng.
Kali trong lựu trái cây không tốt cho người bệnh thận.. (Ảnh: internet)
Vậy nên, khi bị thận, ngoài việc khám chưa bệnh bằng thuốc bạn nên có chế độ ăn hợp lý. Ăn uống là yếu tố quan trọng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại các rối loạn về thành phần sinh hóa trong máu khi thận lọc. Tuy nhiên, người bị bệnh thận không nên ăn lựu bởi trong lựu chứa rất nhiều Kali.
Nhắc đến quýt bạn sẽ tặc lưỡi và nghĩ ngay đến vị chua chua, thanh thanh của loại quả này. Vậy nên, chắc chắn trong quýt có rất nhiều vitamin C. Đối với cơ thể bình thường, vitamin C rất tốt cho sức đề kháng. Tuy nhiên, vitamin C trong quýt làm tăng quá trình chuyển hóa vitamin C thành oxalate khiến bệnh thận thêm nặng.
Người bệnh thận nên tránh không ăn quá nhiều quýt (ảnh: internet)
Khi người bị bệnh thận vô ý ăn quá nhiều quýt sẽ dẫn đến hiện tượng suy thận, rối loạn chức năng của thận hay hình thành sỏi thận. Đây sẽ là một thách thức đối với những người thích ăn quýt.
Khế là trái cây rất ít calo, 100g khế chỉ cung cấp 30 calo so với nhu cầu trung bình 2.000 calo mỗi ngày. Tha hồ ăn kiêng. Khế lại rất giàu vitamin C. Ăn 100g khế (khoảng hai trái) cũng đạt được hơn 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày rồi. Khế có nhiều chất chống oxýt hóa dạng loại flavonoids, được cho là có khả năng chống viêm, ngăn ngừa nhiều chứng bệnh, kể cả ung thư. Đó là những đặc điểm nổi bật về dinh dưỡng của khế. Bên cạnh đó có thể kể thêm nhóm vitamin B, chất xơ… như nhiều loại trái cây khác.
Tuy nhiên, những người bị suy thận, phải chạy thận (nhân tạo) có thể bị ngộ độc sau khi ăn khế, với các triệu chứng nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Một số trường hợp tử vong do ăn khế ở những người suy thận đã được ghi nhận.
Trong khế có chứa nhiều acid oxalic là trái cây không tốt cho người bệnh thận. (ảnh: internet)
Vì sao khế lại gây ra nông nỗi như thế với những người suy thận? Khoa học rà soát lại những chất có trong khế. Đối tượng bị nghi ngờ acid oxalic. Trong khế có nhiều loại acid hữu cơ khác nhau, trong đó acid oxalic chiếm tới 50 – 60%. Acid oxalic bị nghi ngờ là tạo ra chất kết tủa oxalate calcium, gây sạn thận. Acid oxalic có nhiều trong khế. Khế gây ngộ độc với người bệnh thận.
Những người bị bệnh thận, suy thận, đang chạy thận... nên tránh ăn khế. Kể cả những người bị sạn thận cũng không nên "thách thức" acid oxalic trong khế, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, sỏi thận dễ tái phát. Khế có thể tương tác bất lợi với một số loại thuốc điều trị, cản trở hấp thu thuốc ở ruột.